Bài luyện tập 6 – Kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm

5/5 - (1 vote)

Bài luyện tập 6 – Kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm – Phát triển Kỹ năng Cá nhân

Hướng dẫn tìm nhanh trên trình duyệt: Ấn Ctrl+F sau đó nhập câu hỏi và nhấn Enter.

Câu Hỏi 1: Thành viên nhóm nên hành xử như thế nào khi nhóm đưa ra một quyết định không trùng hợp với quan điểm của mình?

  • A. Gặp lãnh đạo cấp trên nhờ can thiệp
  • B. Kiên quyết phản đối vì ý kiến của mình chưa được đáp ứng
  • C. Chấp nhận vì đó là quyết định đã dựa trên những nguyên tắc và giá trị chung đã được thỏa hiệp của nhóm
  • D. Rút lui khỏi nhóm vì bất đồng quan điểm

Đáp án đúng là: C

Vì: Khi nhóm đưa ra một quyết định không trùng hợp với quan điểm của mình. Cá nhân nên chấp nhận vì đó là quyết định đã đưa ra dựa trên những nguyên tắc và giá trị chung đã được thỏa hiệp của nhóm. Cá nhân cần biết điểm dừng đúng lúc, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau trong quá trình làm việc nhóm, cần hành động và phát ngôn hướng tới mục đích chung của nhóm.

Câu Hỏi 2: Chọn trong các phương án dưới đây một phương án mà người điều hành cuộc họp nhóm không nên làm khi không khí cuộc họp nhóm buồn tẻ, các thành viên không tham gia phát biểu:

  • A. Sử dụng thêm những phương tiện hỗ trợ gây sự chú ý
  • B. Thúc giục mọi người tham gia phát biểu tích cực hơn
  • C. Đưa ra nhiều chủ đề tranh luận hơn
  • D. Nhanh chóng kết thúc cuộc họp

Đáp án đúng là: D

Vì: Khi cuộc họp nhóm buồn tẻ, các thành viên không tham gia phát biểu, người điều hành cuộc họp nhóm cần đưa ra nhiều chủ đề để tranh luận; thường xuyên khuyến khích mọi người tham gia phát biểu, nêu ý kiến; giữ cho cuộc họp liên tục, không bị gián đoạn. Không được nhanh chóng kết thúc cuộc họp.

Câu Hỏi 3: Trong số các nhân tố dưới đây, nhân tố nào có nguy cơ lớn nhất làm cho cuộc họp nhóm thất bại?

  • A. Bàn quá lâu về một vấn đề
  • B. Một số thành viên đến muộn
  • C. Các thành viên công kích, dèm pha lẫn nhau
  • D. Không có người ghi biên bản họp

Đáp án đúng là: C

Vì: Trong các nhân tố làm cho cuộc họp thất bại thì nhân tố các thành viên công kích, dèm pha lẫn nhau là nhân tố có nguy cơ lớn nhất Vì nếu các thành viên tập trung công kích, dèm pha lẫn nhau sẽ gây ra mâu thuẫn trong cuộc họp.

Câu Hỏi 4: Một thành viên nhóm nên ứng xử thế nào khi không hoàn thành công việc được giao?

  • A. Quy trách nhiệm cho nhóm trưởng
  • B. Tìm gặp cấp trên để giãi bày
  • C. Đổ lỗi cho thành viên khác trong nhóm
  • D. Thành khẩn nhận lỗi và tìm mọi cách khắc phục sai sót

Đáp án đúng là: D

Vì: Theo cách thể hiện trách nhiệm cá nhân, khi cá nhân không hoàn thành công việc được giao, cá nhân thể hiện có bản lĩnh, cần phải thành khẩn nhận lỗi, tìm mọi cách khắc phục sai sót.

Câu Hỏi 5: Tìm phương án đúng nhất. Khi các nhóm trong doanh nghiệp đều làm việc có hiệu quả thì sẽ mang lại điều gì cho doanh nghiệp?

  • A. Giảm thiểu sự vướng mắc trong khâu phối hợp giữa các bộ phận
  • B. Tinh thần của các thành viên trong doanh nghiệp được củng cố
  • C. Tạo sự chủ động cho nhân viên
  • D. Uy tín và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao

Đáp án đúng là: D

Vì: Khi các nhóm trong doanh nghiệp đều làm việc có hiệu quả thì sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu lớn trong những điều kiện cụ thể, củng cố tinh thần hợp tác, đoàn kết giữa các thành viên, xây dựng văn hóa công sở và văn hóa doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp tăng được uy tín và giá trị thương hiệu của doanh nghiệp.

Câu Hỏi 6: Trong cuộc họp nhóm, người điều hành cần xử trí như thế nào khi có thành viên phản đối gay gắt quan điểm của mình?

  • A. Yêu cầu thành viên đó ra khỏi cuộc họp
  • B. Nhanh chóng kết thúc cuộc họp
  • C. Tranh luận ngay để phân định đúng sai
  • D. Bình tĩnh, lắng nghe để điều chỉnh

Đáp án đúng là: D

Vì: Trong cuộc họp nhóm, khi có thành viên phản đối gay gắt quan điểm của mình, người điều hành cần tránh sự đối đầu, lắng nghe ý kiến các thành viên mà không vội bình luận, thể hiện đã hiểu vấn đề. Sau khi xảy ra sự việc nên quay lại với chương trình và tiếp tục cuộc họp.

Câu Hỏi 7: Điều gì cần phải được thực hiện trước khi thành lập nhóm?

  • A. Xác định mục tiêu thành lập nhóm
  • B. Xác định công việc cần làm của nhóm
  • C. Xác định năng lực của các thành viên trong nhóm
  • D. Xác định các mối quan hệ của nhóm

Đáp án đúng là: A

Vì: Trước khi nhóm được thành lập, cần phải xác định mục tiêu của nhóm một cách cụ thể, nếu không xác định được mục tiêu thành lập nhóm rõ ràng và giới hạn về thời gian ngay từ đầu thì nhóm đó sẽ không thể duy tì và hoàn thành tốt công việc.

Câu Hỏi 8: Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhóm, người trưởng nhóm không nên làm gì?

  • A. Hướng các thành viên vào mục tiêu chung của nhóm
  • B. Đối xử thiếu công bằng với các thành viên trong nhóm
  • C. Xây dựng quy tắc ứng xử chung của nhóm để mọi thành viên cùng thực hiện
  • D. Khuyến khích các thành viên tích cực tham gia công việc nhóm

Đáp án đúng là: B

Vì: Xây dựng mối quan hệ trong nhóm nhằm thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa tập thể và các cá nhân. Lãnh đạo nhóm cần tạo sự cân bằng giữa các thành viên, khuyến khích sự tham gia của các thành viên.

Câu Hỏi 9: Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp chưa cần thành lập nhóm để giải quyết công việc?

  • A. Khi các cá nhân có thể dễ dàng làm việc độc lập
  • B. Khi các cá nhân phải làm việc ở mức độ phụ thuộc cao
  • C. Khi các cá nhân có kiến thức chuyên môn vững vàng
  • D. Khi các cá nhân có kỹ năng thành thạo

Đáp án đúng là: A

Vì: Doanh nghiệp cần thành lập nhóm khi: không cá nhân nào có đủ năng lực về kiến thức, chuyên môn và khả năng tư duy nhạy bén hay ý tưởng về tổng thể công việc; Các cá nhân phải làm việc ở mức độ phụ thuộc lẫn nhau cao. Do đó, khi các cá nhân có thể dễ dàng làm việc độc lập thì doanh nghiệp chưa cần thành lập nhóm để giải quyết công việc.

Câu Hỏi 10: Tác hại của sự chia rẽ, mất đoàn kết trong khi làm việc nhóm là gì?

  • A. Làm suy giảm tinh thần và hiệu quả làm việc của các thành viên
  • B. Thực hiện tốt các mục tiêu lớn trong những điều kiện cụ thể
  • C. Làm tăng tính chủ động của các thành viên
  • D. Thực hiện được những dự án lớn cần nhiều người tham gia

Đáp án đúng là: A

Vì: Trong khi làm việc nhóm, việc khuyến khích, động viên các thành viên tăng cường hợp tác, giúp đỡ nhau làm việc có ý nghĩa quan trọng nhằm khai thác năng lực của mỗi cong người trong nhóm để làm việc một cách hiệu quả nhất.

Câu Hỏi 11: Tìm phương án trả lời đúng nhất. Vì sao để công việc nhóm được triển khai hiệu quả, các thành viên nhóm cần phải thể hiện tốt trách nhiệm cá nhân?

  • A. Các thành viên cùng phải chịu trách nhiệm chung về công việc được giao
  • B. Chỉ khi các thành viên đều đồng thuận, chia sẻ trách nhiệm và có ý thức trách nhiệm với công việc chung thì nhóm mới có thể làm việc hiệu quả
  • C. Các thành viên cần thay đổi quan niệm cho rằng những công việc nhóm là do nhóm trưởng chịu trách nhiệm
  • D. Mỗi cá nhân cần tập trung vào công việc được giao chung cho cả nhóm

Đáp án đúng là: B

Vì: Việc khuyến khích các thành viên thể hiện trách nhiệm cá nhân là điều cần thiết, từng thành viên đều nhận thức rõ tham gai công việc nhóm là trách nhiệm của mình. Điều này sẽ giúp mỗi thành viên tập trung hơn vào phân công việc được giao, góp phần thúc đẩy hiệu quả làm việc của nhóm.

Câu Hỏi 12: Sau khi đã xác định được mục tiêu, bước tiếp theo nhóm cần phải làm là:

  • A. xác định những công việc mà nhóm cần thực hiện
  • B. xác định các mối quan hệ của nhóm
  • C. xác định khả năng tồn tại của nhóm
  • D. xác định năng lực của từng thành viên trong nhóm

Đáp án đúng là: A

Vì: Sau khi xác định được mục tiêu cần hướng tới, căn cứ vào mục tiêu đó trưởng nhóm sẽ chia mục tiêu lớn thành mục tiêu nhỏ, cụ thể hơn. Để đạt được những mục tiêu đề ra, nhóm cần phân tích xem phải làm những công việc gì và theo những bước cụ thể nào.

Câu Hỏi 13: Xác định một luận điểm đúng trong số các luận điểm dưới đây bàn về vấn đề mâu thuẫn nhóm:

  • A. Nếu biết cách ứng xử phù hợp thì con người có thể giải quyết mâu thuẫn nhóm một cách triệt để, không bao giờ còn mâu thuẫn nhóm
  • B. Khi hoạt động nhóm, tất yếu sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn vì nhóm là sự tập hợp của những con người với quan niệm, tính cách, năng lực, kinh nghiệm… khác nhau
  • C. Trong khi hoạt động nhóm nếu để xảy ra bất kỳ mâu thuẫn nào thì đó là sự thất bại của cả nhóm
  • D. Không thể có mâu thuẫn nếu thành viên của nhóm hợp tác chia sẻ, thông cảm với nhau

Đáp án đúng là: B

Vì: Trong quá trình làm việc nhóm, tất yếu sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn vì nhóm là sự tập hợp những con người có xuất phát điểm khác nhau với những tính cách, những quan điểm khác nhau.

Câu Hỏi 14: Trong môi trường học tập, khi nào thì nên thành lập nhóm?

  • A. Khi mỗi cá nhân có thể tự học mà kết quả vẫn cao
  • B. Khi thực hiện một bài tập lớn cần có kiến thức tổng hợp
  • C. Khi thực hiện những bài tập đơn giản
  • D. Khi mỗi cá nhân được trang bị các kiến thức cơ bản

Đáp án đúng là: B

Vì: Trong môi trường học tập, nhóm nên thành lập khi: Thực hiện bài tập lớn cần phải có kiến thức tổng hợp, kết hợp với nhau để cùng thực hiện bài tập thì hiệu quả hơn. Mỗi người sẽ phụ trách từng phần và chia sẻ kiến thức hay kinh nghiệm cho nhau.

Câu Hỏi 15: Phương án nào sau đây không phải là ý nghĩa tích cực của việc phân công trách nhiệm cá nhân trong khi làm việc nhóm?

  • A. Giúp thay đổi quan niệm cho rằng trách nhiệm làm việc nhóm là của nhóm trưởng
  • B. Giúp các thành viên chủ động trong cách ứng xử với các sự kiện tích cực và tiêu cực trong quá trình làm việc
  • C. Giúp từng thành viên nhận thức rõ hơn về lợi ích cá nhân trong khi làm việc nhóm
  • D. Giúp các thành viên tập trung hơn vào công việc được giao

Đáp án đúng là: C

Vì: Cần thay đổi quan niệm cho rằng những công việc mang tính tổ chức của nhóm là do nhóm trưởng thực hiện hoặc thành lập nhóm là trách nhiệm của nhóm trưởng. Từng thành viên đều nhận thức rõ tham gia công việc là trách nhiệm của mình và lợi ích cá nhân khi làm việc nhóm.