Bài luyện tập 2 – Kỹ năng giao tiếp cơ bản – Phát triển Kỹ năng Cá nhân
- Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Phát triển kỹ năng cá nhân E-Learning
- Bài luyện tập 1 - Kỹ năng quản lý bản thân
- Bài luyện tập 2 - Kỹ năng giao tiếp cơ bản
- Bài luyện tập 3 - Kỹ năng giao tiếp trong công việc
- Bài kiểm tra 1 - Phát triển Kỹ năng Cá nhân
- Bài luyện tập 4 - Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Bài luyện tập 5 - Kỹ năng quản lý thời gian
- Bài luyện tập 6 - Kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm
- Bài Kiểm tra 2 - Phát triển Kỹ năng Cá nhân
Hướng dẫn tìm nhanh trên trình duyệt: Ấn Ctrl+F sau đó nhập câu hỏi và nhấn Enter.
Nếu câu hỏi của bạn không có trong danh sách, bạn có thể tìm trong bài viết Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Phát triển kỹ năng cá nhân E-Learning
Câu Hỏi 1: Trong quá trình giao tiếp với những người khác, nếu một người chỉ chú tâm đến lợi ích của bản thân mình thì người đó sẽ:
- A. Tạo uy tín lớn với các đối tác
- B. Tạo sự bất tín nhiệm của các đối tác
- C. Tạo được nhiều thiện cảm với các đối tác
- D. Tạo dựng được mối quan hệ lâu dài với các đối tác
Đáp án đúng là: B.
Vì trong quá trình giao tiếp với những người khác, nếu một người chỉ chú tâm đến lợi ích của bản thân mình thì người đó sẽ tạo sự bất tín nhiệm của đối tác.
Câu Hỏi 2: Những người là đối tác thân thiết của nhau cần cư xử thế nào để duy trì mối quan hệ lâu dài với nhau?
- A. Nếu là lần gặp gỡ đầu tiên thì các đối tác mới cần phải giữ lễ nghĩa, khoảng cách với nhau
- B. Dù là thân cận đến mấy thì các đối tác cũng nên giữ lễ nghĩa, khoảng cách nhất định, không được suồng sã với nhau
- C. Đã là đối tác thân thiết của nhau thì không cần giữ lễ nghĩa khoảng cách với nhau
- D. Dù là lần gặp gỡ đầu tiên thì các đối tác cũng không cần giữ lễ nghĩa, khoảng cách với nhau
Đáp án đúng là: B.
Vì mỗi người đều có tính cách, sở thích, năng lực khác nhau nên không ai có thể hợp nhau đến mức có đồng quan điểm với nhau về tất cả mọi vấn đề. Vì vậy, đối với mọi mối quan hệ, bạn đều nên giữ những lễ nghĩa nhất định, tôn trọng đối tác của mình. Nếu bạn muốn duy trì lâu dài một mối quan hệ nào đó thì tuyệt đối không được suồng sã. Đó là một nguyên tắc cơ bản của quan hệ giao tiếp.
Câu Hỏi 3: Xác định một luận điểm thể hiện cách hiểu đúng nhất về khái niệm giao tiếp trong các phương án dưới đây:
- A. Giao tiếp là cách thức con người trao đổi tâm tư tình cảm với nhau
- B. Giao tiếp là cách thức con người tạo lập các mối liên hệ với những người khác trong xã hội
- C. Giao tiếp là cách thức con người trao đổi thông tin với nhau
- D. Giao tiếp là cách thức con người trao đổi tri thức cho nhau
Đáp án đúng là: B.
Vì theo định nghĩa 5 về giao tiếp, thì giao tiếp được hiểu là hoạt động trao đổi thông tin để tạo lập và duy trì các mối quan hệ giữa người với người nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Câu Hỏi 4: Vì sao để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp lâu dài thì cần phải giữ lễ nghĩa và khoảng cách nhất định, không được suồng sã với các đối tác của mình?
- A. Vì ai cũng có lòng tự tôn, việc giữ lễ nghĩa khoảng cách là để thể hiện sự tôn trọng đối tác
- B. Vì hai người cho dù thân nhau đến mấy thì cũng không thể hiểu hết suy nghĩ của nhau
- C. Vì ai cũng có lòng tự tôn và mong muốn được người khác tôn trọng
- D. Vì mỗi người có tính cách năng lực, sở thích khác nhau
Đáp án đúng là: A.
Vì đối với mọi mối quan hệ, bạn đều nên giữ những lễ nghĩa nhất định, tôn trọng đối tác của mình. Nếu bạn muốn duy trì lâu dài một mối quan hệ nào đó thì tuyệt đối không được suồng sã. Đó là một nguyên tắc cơ bản của quan hệ giao tiếp.
Câu Hỏi 5: Xác định một luận điểm đúng nhất trong số các luận điểm dưới đây bàn về tính cách và trang phục của con người.
- A. Những người có phong cách ăn mặc giống nhau thì tính cách cũng giống nhau
- B. Những người không ăn mặc giống nhau thì tính cách cũng không thể giống nhau
- C. Mỗi người có tính cách khác nhau nên phong cách ăn mặc cũng khác nhau
- D. Những người có phong cách ăn mặc giống nhau nhưng tính cách vẫn có thể khác nhau
Đáp án đúng là: D.
Vì cách ăn mặc, đồ trang sức của một người cũng thể hiện cá tính, cấp độ và trình độ văn hóa, nghề nghiệp đẳng cấp của người đó. Do vậy, những người có phong cách ăn mặc giống nhau nhưng tính cách vẫn có thể khác nhau.
Câu Hỏi 6: Những yếu tố nào sau đây không thuộc hình thức giao tiếp bằng ngôn từ?
- A. Diễn đạt bằng lời nói
- B. Diễn tả bằng ánh mắt
- C. Viết ký hiệu
- D. Truyền thông tin bằng hình ảnh
Đáp án đúng là: B.
Vì giao tiếp thông qua diễn tả bằng ánh mắt là hình thức giao tiếp phi ngôn từ.
Câu Hỏi 7: Để thông điệp được truyền đi một cách rõ ràng, chính xác tạo hiệu quả tốt trong giao tiếp, người gửi thông điệp không nên làm gì?
- A. Nói câu dài, hàm chứa nhiều thông tin
- B. Sử dụng ngôn từ đơn giản, phù hợp với người nghe
- C. Nói câu ngắn, truyền đạt từng thông tin
- D. Xác định chủ đề muốn nói
Đáp án đúng là: A.
Vì để thông điệp được truyền đi một cách rõ ràng và hiệu quả, người gửi thông điệp cần tránh nói câu dài, hàm chứa quá nhiều thông tin. Thay vào đó, họ nên sử dụng câu ngắn, truyền đạt từng thông tin một để người nghe dễ hiểu và tiếp nhận.
Câu Hỏi 8: Lời khen có tác dụng rất tích cực trong quan hệ giao tiếp. Tuy nhiên nên bày tỏ lời khen như thế nào để tăng hiệu quả bền vững của các mối quan hệ?
- A. Cố gắng sử dụng tối đa những lời khen tặng cho đối tác
- B. Tìm tất cả ưu điểm và thế mạnh của đối tác để khen tặng nơi đông người
- C. Tìm hiểu những điều đối tác thích nghe để ca tụng
- D. Dành những lời khen tặng chân thành cho đối tác đúng lúc, đúng chỗ
Đáp án đúng là: D.
Vì lời khen có thể tạo ra hiệu quả tích cực trong quan hệ giao tiếp, nhưng để hiệu quả bền vững, cần phải dành lời khen một cách chân thành và đúng lúc, đúng chỗ. Điều này giúp tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và tôn trọng giữa các bên.
Câu Hỏi 9: Xác định một nhân tố gây cản trở quá trình giao tiếp trong các nhân tố sau:
- A. Người nhận thông điệp mong muốn tiếp nhận thông tin
- B. Người nhận không giải mã đúng thông điệp
- C. Người gửi thông điệp hiểu rõ những gì mình muốn nói
- D. Thông điệp được mã hóa và gửi đi rõ ràng, mạch lạc
Đáp án đúng là: B.
Vì trong quá trình giao tiếp, việc người nhận không giải mã đúng thông điệp có thể gây cản trở và hiểu lầm trong quá trình truyền đạt thông điệp. Điều này có thể dẫn đến sự mất hiệu quả trong giao tiếp và làm suy giảm sự hiểu biết và tin cậy giữa các bên.
Câu Hỏi 10: Trong các nhân tố sau, nhân tố nào khiến cho quá trình giao tiếp không được triển khai thuận lợi?
- A. Người gửi không thể mã hóa đúng thông điệp
- B. Người gửi muốn truyền thông điệp
- C. Người nhận muốn nhận thông điệp từ người gửi
- D. Người nhận có khả năng hiểu thông điệp
Đáp án đúng là: A.
Vì quá trình giao tiếp cần sự hiểu biết và kỹ năng của cả người gửi và người nhận thông điệp. Trong trường hợp người gửi không thể mã hóa đúng thông điệp, thông điệp sẽ không được truyền đạt một cách hiệu quả, dẫn đến cản trở trong quá trình giao tiếp.
Câu Hỏi 11: Để giao tiếp thành công thì con người cần xác định cự li và phương pháp giao tiếp với người khác như thế nào?
- A. Với mọi người đều sử dụng phương pháp và cự li giao tiếp như nhau
- B. Việc giao tiếp với người khác như thế nào tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể nên không cần xác định trước
- C. Không cần xác định cự li hay phương pháp giao tiếp với từng người vì với bất kì ai mình cũng nên tận tình chu đáo
- D. Nên xác định cự li và phương pháp giao tiếp với từng đối tượng cụ thể để có cách ứng xử phù hợp
Đáp án đúng là: D.
Vì giao tiếp hiệu quả không chỉ đơn giản là việc truyền đạt thông điệp mà còn liên quan đến việc hiểu rõ người đối thoại, tôn trọng và điều chỉnh phong cách giao tiếp phù hợp với từng người và từng tình huống cụ thể.
Câu Hỏi 12: Tìm phương án đúng nhất. Con người cần tìm kiếm thông tin, tăng cường đề tài nói chuyện để:
- A. Bản thân thu được những kinh nghiệm quí giá
- B. Có khởi đầu tốt đẹp trong các mối quan hệ giao tiếp
- C. Tạo sự linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn trong giao tiếp
- D. Thể hiện cá tính trong giao tiếp
Đáp án đúng là: C.
Vì tìm kiếm thông tin và tăng cường đề tài nói chuyện giúp mở rộng kiến thức và giao tiếp một cách linh hoạt, sáng tạo và hấp dẫn. Điều này giúp tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và mang lại nhiều cơ hội thành công trong giao tiếp.
Câu Hỏi 13: Không gian giao tiếp giữa hai người được duy trì trong khoảng từ 0.5-1m được xếp vào vùng nào?
- A. Vùng riêng tư
- B. Vùng xã giao
- C. Vùng công cộng
- D. Vùng mật thiết
Đáp án đúng là: A.
Vì vùng riêng tư (0,5-1m): Khoảng cách này thường áp dụng khi giao tiếp với người mà chúng ta không quá quen biết, không ở trong mối quan hệ mật thiết. Trong vùng này, hai người có thể cảm thấy thoải mái mặc dù chưa đến mức mật thiết.
Câu Hỏi 14: Trong giao tiếp xã giao, nên sử dụng ngôn từ như thế nào để mọi người xung quanh đều hiểu đúng thông điệp của mình?
- A. Sử dụng cách nói bóng bẩy để làm tăng ý nghĩa của ngôn từ
- B. Sử dụng ngôn ngữ dân dã, thô tục
- C. Sử dụng ngôn từ đơn giản phù hợp với người nghe và bối cảnh giao tiếp
- D. Sử dụng cách ví von trừu tượng để người nghe cảm nhận sâu sắc vấn đề
Đáp án đúng là: C.
Vì trong giao tiếp xã giao, việc sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu và phù hợp với đối tượng nghe giúp thông điệp được truyền đạt một cách hiệu quả nhất.
Câu Hỏi 15: Trong quá trình giao tiếp, một người sẽ không được người khác tin tưởng khi họ:
- A. Có nghề nghiệp, công việc ổn định
- B. Không trung thực trong công việc
- C. Có lời nói và hành động thống nhất
- D. Luôn quan tâm giúp đỡ người khác
Đáp án đúng là: B.
Vì trung thực trong công việc là một yếu tố quan trọng giúp xây dựng lòng tin và uy tín trong quá trình giao tiếp. Nếu một người không trung thực trong công việc, họ sẽ mất đi sự tin tưởng của người khác.