Bài luyện tập 3 – Kỹ năng giao tiếp trong công việc – Phát triển Kỹ năng Cá nhân
- Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Phát triển kỹ năng cá nhân E-Learning
- Bài luyện tập 1 - Kỹ năng quản lý bản thân
- Bài luyện tập 2 - Kỹ năng giao tiếp cơ bản
- Bài luyện tập 3 - Kỹ năng giao tiếp trong công việc
- Bài kiểm tra 1 - Phát triển Kỹ năng Cá nhân
- Bài luyện tập 4 - Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Bài luyện tập 5 - Kỹ năng quản lý thời gian
- Bài luyện tập 6 - Kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm
- Bài Kiểm tra 2 - Phát triển Kỹ năng Cá nhân
Hướng dẫn tìm nhanh trên trình duyệt: Ấn Ctrl+F sau đó nhập câu hỏi và nhấn Enter.
Nếu câu hỏi của bạn không có trong danh sách, bạn có thể tìm trong bài viết Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Phát triển kỹ năng cá nhân E-Learning
Câu Hỏi 1: Khi mới được tuyển dụng vào làm việc, nhân viên cấp dưới không nên:
- A. Chịu khó tìm hiểu về nơi làm việc, các mối quan hệ công việc
- B. Thể hiện tinh thần trách nhiệm với công việc được giao
- C. Tò mò tìm hiểu các mối quan hệ cá nhân
- D. Ở lại làm thêm giờ cùng các đồng nghiệp
Đáp án đúng là: C.
Vì nhân viên mới nên tập trung vào việc hiểu rõ về công việc và môi trường làm việc. Việc tò mò tìm hiểu về các mối quan hệ cá nhân có thể gây ra hiểu lầm hoặc xung đột không cần thiết.
Câu Hỏi 2: Khi công việc được giao có những thay đổi đáng kể về phạm vi và cấp độ, xuất hiện nguy cơ quá tải khiến không thể đảm đương được công việc thì cấp dưới cần làm gì?
- A. Tạo diễn đàn chia sẻ bức xúc với các đồng nghiệp khác
- B. Chủ động đề xuất với cấp trên về phương án thực hiện và nói rõ giới hạn khả năng của mình
- C. Im lặng, không làm gì vì cấp trên đã giao việc
- D. Buông xuôi, làm đến đâu thì làm
Đáp án đúng là: B.
Vì trong tình huống này, việc chủ động đề xuất phương án thực hiện và nói rõ về khả năng của bản thân sẽ giúp cấp trên hiểu rõ tình hình và có thể điều chỉnh công việc cho phù hợp.
Câu Hỏi 3: Nhìn vào các mối quan hệ ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp có thể đánh giá:
- A. Văn hóa của một doanh nghiệp
- B. Vị thế của mỗi thành viên trong doanh nghiệp
- C. Phong cách người lãnh đạo doanh nghiệp
- D. Sự dân chủ trong doanh nghiệp
Đáp án đúng là: A.
Vì các mối quan hệ ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp thường phản ánh văn hóa tổ chức, bao gồm các giá trị, niềm tin, và các quy tắc không chính thức mà nhân viên tuân thủ khi làm việc.
Câu Hỏi 4: Mối quan hệ ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp phụ thuộc nhiều nhất vào yếu tố nào?
- A. Loại hình doanh nghiệp
- B. Tính cách của từng nhân viên
- C. Phong cách của ban lãnh đạo doanh nghiệp
- D. Văn hoá địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động/ quốc tịch của doanh nghiệp
Đáp án đúng là: C.
Vì phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng lớn đến môi trường làm việc và cách nhân viên tương tác với nhau trong nội bộ doanh nghiệp.
Câu Hỏi 5: Tìm câu trả lời đúng nhất. Môi trường làm việc thân thiện, mối quan hệ lành mạnh trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sáng tạo, năng lực làm việc… của người lao động vì:
- A. Về bản chất, con người chỉ có thể phát huy được tốt nhất năng lực sáng tạo của mình khi được ở trong một môi trường thoải mái, thích hợp
- B. Con người là nhân tố quan trọng nhất trong mọi tổ chức
- C. Bản chất của con người bị ảnh hưởng bởi điều kiện hoàn cảnh bên ngoài
- D. Bản năng con người bao giờ cũng thích được tự do, thoải mái, vui vẻ
Đáp án đúng là: A.
Vì môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và mối quan hệ lành mạnh giúp tạo điều kiện tốt nhất cho sự sáng tạo và hiệu suất làm việc của nhân viên.
Câu Hỏi 6: Người quản lý nên làm gì để có thể nghe được những ý kiến phản hồi từ các nhân viên của mình?
- A. Thái độ đối xử với từng nhân viên luôn được phân biệt rõ
- B. Điềm đạm, bình tĩnh sẵn sàng tiếp nhận thông tin nhiều chiều
- C. Phản ứng mạnh mẽ với những người bất đồng quan điểm
- D. Tuyên bố một trong những phẩm chất cần thiết của cấp dưới là biết tuân thủ.
Đáp án đúng là: B.
Vì điều này giúp tạo ra một môi trường mở cửa và khuyến khích sự chia sẻ ý kiến và phản hồi từ các nhân viên.
Câu Hỏi 7: Cách hiểu nào dưới đây của cấp dưới về cấp trên là đúng?
- A. Cấp trên mà không am hiểu mọi lĩnh vực chuyên môn thì không thể lãnh đạo nhân viên
- B. Cấp trên phải là người hoàn thiện về mọi mặt
- C. Đã là cấp trên thì không thể phạm sai lầm
- D. Cấp trên cũng là con người, ai cũng có điểm mạnh điểm yếu
Đáp án đúng là: D
Vì cấp dưới cần hiểu rằng cấp trên không phải là “siêu nhân”, cũng có các mặt hạn chế. Theo khả năng và phạm vi trách nhiệm, cấp dưới hỗ trợ cấp trên hoàn thành công việc.
Câu Hỏi 8: Tìm câu trả lời đúng nhất. Chú trọng đến vấn đề giao tiếp ứng xử trong môi trường làm việc là một cách để mỗi thành viên trong doanh nghiệp xây dựng “nhân hiệu” của mình vì:
- A. Giao tiếp ứng xử tốt giúp mỗi cá nhân xây dựng hình ảnh tốt đẹp của mình trong con mắt của người khác
- B. Nhìn vào cách giao tiếp ứng xử có thể đánh giá được phẩm chất của mỗi cá nhân
- C. Qua việc giao tiếp ứng xử với những người xung quanh, mỗi cá nhân bộc lộ tính cách của mình
- D. Nhân hiệu tốt sẽ giúp con người thành công hơn trong cuộc sống
Đáp án đúng là: A
Vì khi mỗi cá nhân trong doanh nghiệp giao tiếp ứng xử tốt, sẽ giúp họ xây dựng được hình ảnh đẹp trong mắt người khác. Đây là vấn đề giao tiếp ứng xử trong môi trường làm việc giúp mỗi thành viên trong doanh nghiệp xây dựng được “nhân hiệu” của mình.
Câu Hỏi 9: Khi nhân viên cấp dưới được cấp trên giao một nhiệm vụ nằm ngoài phạm vi những công việc thường làm (không trong danh mục các công việc được mô tả khi phân công trách nhiệm) thì cấp dưới nên phản ứng như thế nào?
- A. Nhận việc nhưng không hào hứng
- B. Đẩy việc sang nhân viên khác
- C. Từ chối thẳng thừng
- D. Nhiệt tình thực hiện
Đáp án đúng là: D
Vì khi được giao một nhiệm vụ nằm ngoài phạm vi những công việc thường làm thì cấp dưới nên nhiệt tình thực hiện, cần làm hết sức mình hỗ trợ cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ bất thường hoặc đặc biệt quan trọng mà cấp trên được giao phó.
Câu Hỏi 10: Quan niệm nào sau đây là không đúng về mối quan hệ cấp trên cấp dưới trong doanh nghiệp
- A. Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới được quy định như thế nào là tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể
- B. Quan niệm về mối quan hệ cấp trên – cấp dưới tùy thuộc vào quốc tịch của doanh nghiệp
- C. Quan niệm về mối quan hệ cấp trên – cấp dưới là giống nhau ở mọi doanh nghiệp
- D. Quan niệm về mối quan hệ cấp trên – cấp dưới bị ảnh hưởng bởi văn hóa của từng địa phương, từng quốc gia
Đáp án đúng là: C
Vì quan niệm về mối quan hệ của cấp trên với cấp dưới tùy thuộc vào văn hóa từng quốc gia, quốc tịch của doanh nghiệp. Do đó, quan niệm về mối quan hệ cấp trên với cấp dưới là không giống nhau ở mọi doanh nghiệp.
Câu Hỏi 11: Tìm phương án đúng nhất. Người lãnh đạo doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường giao tiếp ứng xử tốt đẹp trong doanh nghiệp của mình vì:
- A. Người lãnh đạo là người điều hành toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp
- B. Người lãnh đạo là người chịu trách nhiệm và đại diện cho doanh nghiệp trước xã hội và pháp luật
- C. Người lãnh đạo là người có thể đưa ra những quy định về giao tiếp ứng xử và yêu cầu mọi thành viên trong doanh nghiệp phải tuân thủ những quy định đó
- D. Người lãnh đạo gương mẫu trong giao tiếp ứng xử sẽ là tấm gương cho mọi thành viên doanh nghiệp noi theo
Đáp án đúng là: C
Vì người lãnh đạo trong doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường giao tiếp ứng xử tốt nghiệp trong DN vì người lãnh đạo có thể đưa ra những qui định về giao tiếp và yêu cầu mọi người trong DN phải tuân thủ những qui định đó.
Câu Hỏi 12: Tìm câu trả lời đúng nhất. Một doanh nghiệp có môi trường giao tiếp ứng xử nội bộ tốt đẹp sẽ thu hút được sự quan tâm của đối tác và khách hàng vì:
- A. Doanh nghiệp có xử lý tốt các mối quan hệ bên trong thì mới có khả năng xử lý tốt các mối quan hệ bên ngoài
- B. Đối tác và khách hàng coi mối quan hệ nội bộ của doanh nghiệp là sự thể hiện của văn hóa và phương thức quản lý của doanh nghiệp
- C. Đối tác và khách hàng cũng kỳ vọng những mối quan hệ tốt đẹp như vậy từ doanh nghiệp
- D. Đối tác và khách hàng tin tưởng vào sự phát triển của doanh nghiệp
Đáp án đúng là: C
Vì khi doanh nghiệp có môi trường giao tiếp ứng xử nội bộ tốt điệp sẽ thu hút được sự quan tâm cảu đối tác và khách hàng do làm đẹp thêm hình tượng của doanh nghiệp, toàn doanh nghiệp đạt được sự đồng thuận về văn hóa giao tiếp ứng xử, sức mạnh của doanh nghiệp tăng lên mạnh mẽ. Đây là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển
Câu Hỏi 13: Nhân viên cấp dưới làm việc trong một tổ chức nên làm gì?
- A. Sử dụng điện thoại quá nhiều vào việc riêng
- B.Luôn miệng kêu ca phàn nàn
- C. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong giờ làm việc
- D. Tránh nói xấu cấp trên sau lưng
Đáp án đúng là: D
Vì nhân viên cấp dưới làm việc trong một tổ chức cần tránh giải quyết mâu thuẫn cá nhân trong giờ làm việc; Sử dụng điện thoại quá nhiều trong giờ làm việc vào việc riêng; Luôn miệng kêu ca phàn nàn; Tuyệt đối tránh không nên nói xấu cấp trên sau lương, ngay cả khi tâm giao với những người bạn thân thiết vì ai ai cũng có những điểm đặc thù, phong cách riêng.
Câu Hỏi 14: Khi chưa thực sự hiểu rõ yêu cầu của công việc; thực trạng công việc; phương pháp làm việc; v.v. nhân viên cấp dưới nên giải quyết như thế nào?
- A. Tạm gác công việc lại
- B. Hỏi kinh nghiệm của các nhân viên khác
- C. Tự làm theo cách của mình
- D. Chủ động hỏi ý kiến cấp trên
Đáp án đúng là: D
Vì khi gặp khó khăn hay chưa rõ như về phương tiện làm việc, phương thức làm việc, lối tiếp cận, hiện trạng, tập quán trong quá khứ …, nên chủ động hỏi ý kiến cấp trên.
Câu Hỏi 15: Trong trường hợp cụ thể, khi cấp trên đưa ra những quyết định không như mong đợi của bạn nhưng lại có vẻ phù hợp với các đồng nghiệp khác, bạn nên làm gì?
- A. Tranh luận đến cùng để thuyết phục cấp trên theo phương án mong muốn của mình
- B. Chán nản, phản ứng bằng cách bất hợp tác
- C. Tuân thủ, cấp quản lý bao giờ cũng có lý do để ra quyết định
- D. Tạo diễn đàn chia sẻ bức xúc với các đồng nghiệp khác
Đáp án đúng là: C
Vì khi cấp trên đưa ra những quyết định không như mong đợi của bạn nhưng lại có vẻ phù hợp với các đồng nghiệp khác, bạn hãy bằng lòng với quyết định của cấp trên. Vì cấp trên bao giờ cũng có những lý do để ra quyết định.