Bài luyện tập 4 – Kỹ năng giải quyết vấn đề – Phát triển Kỹ năng Cá nhân
- Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Phát triển kỹ năng cá nhân E-Learning
- Bài luyện tập 1 - Kỹ năng quản lý bản thân
- Bài luyện tập 2 - Kỹ năng giao tiếp cơ bản
- Bài luyện tập 3 - Kỹ năng giao tiếp trong công việc
- Bài kiểm tra 1 - Phát triển Kỹ năng Cá nhân
- Bài luyện tập 4 - Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Bài luyện tập 5 - Kỹ năng quản lý thời gian
- Bài luyện tập 6 - Kiến thức và kỹ năng làm việc nhóm
- Bài Kiểm tra 2 - Phát triển Kỹ năng Cá nhân
Hướng dẫn tìm nhanh trên trình duyệt: Ấn Ctrl+F sau đó nhập câu hỏi và nhấn Enter.
Nếu câu hỏi của bạn không có trong danh sách, bạn có thể tìm trong bài viết Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Phát triển kỹ năng cá nhân E-Learning
Câu Hỏi 1: Phương án nào dưới đây giải thích đúng nhất về cách giải quyết vấn đề sáng tạo?
- A. Giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo là một quá trình không đi theo một trình tự các bước cụ thể mà dưa vào sự cảm nhận, so sánh, mường tượng, xử lý kết hợp các bước để đạt được giải pháp
- B. Giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo là việc phân tích từng bước cho đến khi đạt được giải pháp
- C. Giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo là cách giải quyết một vấn đề cụ thể tùy thuộc thiên hướng của từng người và mang tính ngẫu hứng cá nhân để đạt được giải pháp
- D. Giải quyết vấn đề theo cách sáng tạo là một quá trình phân tích logic bao gồm các bước khác nhau nhằm đạt được giải pháp
Đáp án đúng là: A
Vì: Theo khái niệm về giải quyết vấn đề sáng tạo.
Câu Hỏi 2: Khi đối mặt với một vấn đề cần giải quyết, việc đầu tiên bạn phải làm là:
- A. Lựa chọn giải pháp
- B. Đánh giá vấn đề
- C. Xác định vấn đề
- D. Thực hiện giải pháp
Đáp án đúng là: C
Vì: Quá trình giải quyết vấn đề gồm các bước: Xác định vấn đề; Đưa ra các giải pháp khác nhau; Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất; Thực hiện giải pháp; Theo dõi việc thực hiện giải pháp; Đánh giá thực hiện giải pháp. Vậy việc đầu tiên bạn phải làm khi đối mặt với một ván đề là xác định vấn đề. Xác định vấn đề cần giải quyết là bước quan trọng trong chu trình giải quyết vấn đề.
Câu Hỏi 3: Bước thứ năm trong quy trình giải quyết vấn đề là:
- A. Thực hiện giải pháp
- B. Lựa chọn giải pháp
- C. Theo dõi thực hiện giải pháp
- D. Đánh giá giải pháp
Đáp án đúng là: C
Vì: Quá trình giải quyết vấn đề gồm các bước: Xác định vấn đề; Đưa ra các giải pháp khác nhau; Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất; Thực hiện giải pháp; Theo dõi việc thực hiện giải pháp; Đánh giá thực hiện giải pháp. Vậy bước thứ năm trong quy trình giải quyết vấn đề là: Theo dõi việc thực hiện giải pháp.
Câu Hỏi 4: Phương án nào dưới đây giải thích đúng về cách giải quyết vấn đề theo hệ thống:
- A. Giải quyết vấn đề theo hệ thống là một cách giải quyết vấn đề sáng tạo mang tính ngẫu hứng của cá nhân
- B. Giải quyết vấn đề theo hệ thống là một quá trình phân tích logic bao gồm các bước khác nhau nhằm đạt được giải pháp
- C. Giải quyết vấn đề theo hệ thống là một quá trình không đi theo một trình tự các bước cụ thể mà dưa vào sự cảm nhận, so sánh, mường tượng… để đạt được giải pháp
- D. Giải quyết vấn đề theo hệ thống là cách giải quyết một vấn đề cụ thể tùy thuộc thiên hướng của từng người
Đáp án đúng là: B
Vì: Theo khái niệm về giải quyết vấn đề theo hệ thống.
Câu Hỏi 5: Tìm phương án trả lời đúng nhất. Để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả thì cần xem xét vấn đề đó như thế nào?
- A. Xem xét vấn đề từ nguyên nhân gốc
- B. Xem xét vấn đề từ góc độ đối diện
- C. Xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau
- D. Xem xét vấn đề từ một góc độ
Đáp án đúng là: C
Vì: Càng cân nhắc và xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, thì định nghĩa cuối cùng của bạn về vấn đề càng chính xác. Bằng cách nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ như thế, bạn sẽ có khả năng nhìn nhận toàn diện hơn bản chất vấn đề. Đồng thời nó giúp bạn có nhiều ý tưởng hơn cho bước tiếp theo.
Câu Hỏi 6: “Kỹ thuật ẩn dụ Metaphor” là phương pháp dùng để làm gì?
- A. So sánh và đặt vấn đề vào bối cảnh mới
- B. Xác định nguyên nhân gốc của vấn đề
- C. Xem xét khía cạnh đối diện của vấn đề
- D. Xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau
Đáp án đúng là: A
Vì: Kỹ thuật ẩn dụ (metaphor) được mô tả như một công cụ hữu ích nhất. Ẩn dụ đơn giản là sự so sánh giữa hai thứ mà ít có sự so sánh với nhau. Khi tìm ra những ẩn dụ so sánh tốt sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc đưa ra các giải pháp bởi vì nó đặt vấn đề trong một bối cảnh mới, tạo nên những cách hiểu mới về vấn đề.
Câu Hỏi 7: Để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, người giải quyết vấn đề cần có thái độ như thế nào?
- A. Cần có thái độ thận trọng, bị động nếu muốn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả
- B. Cần tạo dựng thái độ tích cực và lạc quan khi giải quyết vấn đề
- C. Cần loại bỏ thái độ lạc quan khi giải quyết vấn đề
- D. Cần phải biết sợ hãi khi giải quyết vấn đề
Đáp án đúng là: B
Vì: Xác định vấn đề cần giải quyết là bước quan trọng trong chu trình giải quyết vấn đề. Nhưng trước khi bắt đầu, bạn cần tạo dựng cho mình quan điểm tích cực và lạc quan về vấn đề cần giải quyết.
Câu Hỏi 8: Phương án nào dưới đây giải thích đúng nhất về việc lựa chọn phương pháp giải quyết vấn đề đơn giản, dễ thống nhất và các thông tin có khả năng dự báo trước?
- A. Khi gặp vấn đề đơn giản, dễ thống nhất và các thông tin có khả năng dự báo trước thì nên kết hợp sử dụng càng nhiều cách giải quyết vấn đề càng tốt để tìm giải pháp
- B. Khi gặp vấn đề đơn giản, dễ thống nhất và các thông tin có khả năng dự báo trước thì nên sử dụng cách giải quyết vấn đề theo hệ thống để tìm giải pháp
- C. Khi gặp vấn đề đơn giản, dễ thống nhất và các thông tin có khả năng dự báo trước thì nên sử dụng cách giải quyết vấn đề theo ngẫu hứng để tìm giải pháp
- D. Khi gặp vấn đề đơn giản, dễ thống nhất và các thông tin có khả năng dự báo trước thì nên sử dụng cách giải quyết vấn đề theo cảm nhận sáng tạo để tìm giải pháp
Đáp án đúng là: B
Vì: Nếu vấn đề đơn giản, các thông tin có khả năng dự báo trước, dễ thống nhất về giải pháp thì nên sử dụng cách logic hệ thống.
Câu Hỏi 9: Kỹ thuật xương cá” là phương pháp dùng để làm gì?
- A. Phân tích các nguyên nhân của vấn đề
- B. Xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau
- C. Xem xét khía cạnh đối diện của vấn đề
- D. Phát huy tính sáng tạo trong giải quyết vấn đề
Đáp án đúng là: A
Vì: Kỹ thuật xương cá nhằm giúp phân tích các nguyên nhân có thể của hiện tượng vấn đề.
Câu Hỏi 10: Kỹ thuật “đặt 5 lần câu hỏi tại sao” là nhằm mục đích gì?
- A. Xác định nguyên nhân gốc của vấn đề
- B. Xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau
- C. Xem xét khía cạnh đối diện của vấn đề
- D. Phát huy tính sáng tạo trong giải quyết vấn đề
Đáp án đúng là: A
Vì: Xác định những nguyên nhân của vấn đề mới chỉ là bắt đầu, những người giải quyết vấn đề còn cần xác định nguyên nhân tận gố của chúng. Một trong những kỹ thuật hay được sử dụng để làm việc này là kỹ thuật “5 lần tại sao”.
Câu Hỏi 11: Bước thứ hai trong quy trình giải quyết vấn đề là
- A. Đưa ra các giải pháp
- B. Lựa chọn các giải pháp
- C. Thực hiện giải pháp
- D. Xác định vấn đề
Đáp án đúng là: A
Vì: Quá trình giải quyết vấn đề gồm các bước: Xác định vấn đề; Đưa ra các giải pháp khác nhau; Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất; Thực hiện giải pháp; Theo dõi việc thực hiện giải pháp; Đánh giá thực hiện giải pháp. Vậy bước thứ hai trong quy trình giải quyết vấn đề là: Đưa ra các giải pháp.
Câu Hỏi 12: Bước cuối cùng trong quy trình giải quyết vấn đề là:
- A. Thực hiện giải pháp
- B. Lựa chọn giải pháp
- C. Theo dõi thực hiện giải pháp
- D. Đánh giá giải pháp
Đáp án đúng là: D
Vì: Quá trình giải quyết vấn đề gồm các bước: Xác định vấn đề; Đưa ra các giải pháp khác nhau; Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất; Thực hiện giải pháp; Theo dõi việc thực hiện giải pháp; Đánh giá thực hiện giải pháp. Vậy bước cuối cùng trong quy trình giải quyết vấn đề là: Đánh giá giải pháp.
Câu Hỏi 13: “Kỹ thuật Janusian” là phương pháp dùng để làm gì?
- A. Xác định nguyên nhân gốc của vấn đề
- B. Phát huy tính sáng tạo trong giải quyết vấn đề
- C. Xem xét khía cạnh đối diện của vấn đề
- D. Xem xét vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau
Đáp án đúng là: C
Vì: Sử dụng kỹ thuật Janusian để xem xét khái cạnh đối diện của vấn đề. Kỹ thuật Janusian đòi hỏi bạn phải tư duy theo các khía cạnh đối lập nhau. Bằng cách làm như vậy, bạn sẽ thoát ra được những ràng buộc tự mình đặt ra và suy nghĩ vượt ra ngoài “hàng rào”.
Câu Hỏi 14: Phương án nào dưới đây giải thích đúng nhất về việc lựa chọn phương pháp giải quyết vấn đề khi gặp vấn đề phức tạp, nhiều biến động, khó dự báo?
- A. Khi vấn đề phức tạp, nhiều biến động, khó dự báo thì nên kết hợp sử dụng cách giải quyết vấn đề cảm nhận sáng tạo và phân tích logic hệ thống
- B. Khi vấn đề phức tạp, nhiều biến động, khó dự báo thì nên sử dụng cách giải quyết vấn đề theo quy trình, lần lượt trình tự các bước
- C. Khi vấn đề phức tạp, nhiều biến động, khó dự báo thì nên sử dụng cách giải quyết vấn đề theo logic hệ thống
- D. Khi vấn đề phức tạp, nhiều biến động, khó dự báo thì nên sử dụng cách giải quyết vấn đề theo ngẫu hứng cá nhân
Đáp án đúng là: A
Vì: Không phải mọi vấn đề đều được giải quyết một cách logic và hệ thống, cũng như vậy không thể giải quyết bằng cảm nhận mọi vấn đề. Sử dụng cả hai sẽ tạo cho bạn sự hiệu quả hơn trong giải quyết các vấn đề phức tạp, nhiều biến động, khó dự đoán.
Câu Hỏi 15: Bước thứ tư trong quy trình giải quyết vấn đề là
- A. Thực hiện giải pháp
- B. Xác định vấn đề
- C. Lựa chọn giải pháp
- D. Đưa ra các giải pháp
Đáp án đúng là: A
Vì: Quá trình giải quyết vấn đề gồm các bước: Xác định vấn đề; Đưa ra các giải pháp khác nhau; Lựa chọn giải pháp phù hợp nhất; Thực hiện giải pháp; Theo dõi việc thực hiện giải pháp; Đánh giá thực hiện giải pháp. Vậy bước thứ tư trong quy trình giải quyết vấn đề là: Thực hiện giải pháp.