Bài kiểm tra 1 – Phát triển Kỹ năng Cá nhân

5/5 - (2 votes)

Bài kiểm tra 1 – Phát triển Kỹ năng Cá nhân – Phát triển Kỹ năng Cá nhân

Hướng dẫn tìm nhanh trên trình duyệt: Ấn Ctrl+F sau đó nhập câu hỏi và nhấn Enter.

Nếu câu hỏi của bạn không có trong danh sách, bạn có thể tìm trong bài viết Tổng hợp câu hỏi và đáp án môn Phát triển kỹ năng cá nhân E-Learning

Câu Hỏi 1: Trong giao tiếp xã giao, nên sử dụng ngôn từ như thế nào để mọi người xung quanh đều hiểu đúng thông điệp của mình?

  • A. Sử dụng cách ví von trừu tượng để người nghe cảm nhận sâu sắc vấn đề
  • B. Sử dụng ngôn từ đơn giản phù hợp với người nghe và bối cảnh giao tiếp
  • C. Sử dụng cách nói bóng bẩy để làm tăng ý nghĩa của ngôn từ
  • D.Sử dụng ngôn ngữ dân dã, thô tục

Đáp án đúng là: B

Vì: Trong giao tiếp xã giao, nên sử dụng ngôn từ đơn giản, phù hợp với người nghe và bối cảnh giao tiếp. Tránh sử dụng những từ ngữ thô tục, không dùng tiếng lóng, không dùng cách nói quá bóng bảy hoặc quá trừu tượng để đảm bảo rằng người nghe có thể dễ dàng hiểu được thông điệp mà bạn muốn truyền tải.

Câu Hỏi 2: Những yếu tố nào sau đây không thuộc hình thức giao tiếp bằng ngôn từ?

  • A. Diễn tả bằng ánh mắt
  • B. Truyền thông tin bằng hình ảnh
  • C. Diễn đạt bằng lời nói
  • D. Viết ký hiệu

Đáp án đúng là: A

Vì Giao tiếp thông qua diễn tả bằng ánh mắt là hình thức giao tiếp phi ngôn từ.

Câu Hỏi 3: Quan niệm nào sau đây là không đúng về mối quan hệ cấp trên cấp dưới trong doanh nghiệp

  • A. Quan niệm về mối quan hệ cấp trên – cấp dưới tùy thuộc vào quốc tịch của doanh nghiệp
  • B. Mối quan hệ cấp trên – cấp dưới được quy định như thế nào là tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cụ thể
  • C. Quan niệm về mối quan hệ cấp trên – cấp dưới là giống nhau ở mọi doanh nghiệp
  • D. Quan niệm về mối quan hệ cấp trên – cấp dưới bị ảnh hưởng bởi văn hóa của từng địa phương, từng quốc gia

Đáp án đúng là: C

Vì: Quan niệm về mối quan hệ của cấp trên với cấp dưới tùy thuộc vào văn hóa từng quốc gia, quốc tịch của doanh nghiệp. Do đó, quan niệm về mối quan hệ cấp trên với cấp dưới là không giống nhau ở mọi doanh nghiệp.

Câu Hỏi 4: Tìm câu trả lời đúng nhất. Môi trường làm việc thân thiện, mối quan hệ lành mạnh trong doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sáng tạo, năng lực làm việc… của người lao động vì:

  • A. Bản chất của con người bị ảnh hưởng bởi điều kiện hoàn cảnh bên ngoài
  • B.Con người là nhân tố quan trọng nhất trong mọi tổ chức
  • C.Bản năng con người bao giờ cũng thích được tự do, thoải mái, vui vẻ
  • D.Về bản chất, con người chỉ có thể phát huy được tốt nhất năng lực sáng tạo của mình khi được ở

Đáp án đúng là: D

Vì: Khi doanh nghiệp có môi trường làm việc thân thiện, mối quan hệ lành mạnh trong doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực đến khả năng sáng tạo, năng lực làm việc của người lao động.

Câu Hỏi 5: Để điều khiển và ngăn chặn cảm xúc tiêu cực thì con người cần tránh điều gì?

  • A. Phân tích loại bỏ những yếu tố gây nhiễu
  • B. Bồi dưỡng thể lực, tránh tình trạng căng cơ quá mức và kéo dài
  • C.Nêu ra những ý tưởng hoặc hành vi trái ngược để kiềm chế những cảm xúc tiêu cực
  • D.Trầm trọng hóa vấn đề

Đáp án đúng là: D

Vì: Khi điều khiển và ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực xuất hiện thì con người cần tránh trầm trọng hóa những vấn đề.

Câu Hỏi 6: Một người tự tin về bản thân thì sẽ phản ứng như thế nào khi được yêu cầu trình bày quan điểm của mình?

  • A.Che giấu cảm xúc, tìm cách lảng tránh câu hỏi trực tiếp
  • B.Nói ra những quan điểm của mình và sẵn sàng bảo vệ niềm tin về những gì là đúng
  • C.Nghe ngóng các ý kiến xung quanh để hùa theo ý kiến số đông
  • D.Im lặng trong mọi trường hợp

Đáp án đúng là: B

Vì: Một người tự tin về bản thân khi yêu cầu trình bày quan điểm của mình, họ sẽ nói ra những quan điểm của mình và sẵn sàng bảo vệ niềm tin về những điều là đúng.

Câu Hỏi 7: Theo mô hình cửa sổ Johari, nếu một người sống quá khép kín, ngại giao tiếp thì người đó có thể gặp những điểm bất lợi gì?

  • A. Được đánh giá là người thâm trầm, kín đáo
  • B.Tiết kiệm năng lượng và thời gian
  • C.Thiếu thông tin, bỏ lỡ cơ hội hợp tác, phát triển
  • D.Giữ được nhiều bí mật của bản thân

Đáp án đúng là: C

Vì: Nếu chúng ta sống quá khép kín, ngại giao tiếp thì chúng ta sẽ không thể nhận được thông tin phản bồi, có thể bỏ lỡ cơ hội hợp tác và cùng phát triển.

Câu Hỏi 8: Tìm câu trả lời đúng nhất. Vì sao con người cần phải tự tin vào bản thân?

  • A.Vì sự tự tin mang lại cho con người sự chắc chắn cần thiết để tiến lên phía trước
  • B.Vì khi con người có sự tự tin mạnh mẽ thì họ có thể thu hút và truyền cảm hứng tự tin cho những người xung quanh
  • C.Vì đó là điều kiện cần thiết để con người làm chủ bản thân, chủ động thực hiện những mục tiêu mà mình đã đề ra.
  • D.Vì những người tự tin có thể dễ dàng giải quyết công việc, vượt qua những thách thức

Đáp án đúng là: C

Vì: Những người tin tưởng vào khả năng của mình có thể làm tốt công việc vì niềm tin sẽ thúc đẩy họ làm việc chăm chỉ hơn và theo đuổi các mục tiêu bất chấp những khó khăn.

Câu Hỏi 9: Khi nhân viên cấp dưới được cấp trên giao một nhiệm vụ nằm ngoài phạm vi những công việc thường làm (không trong danh mục các công việc được mô tả khi phân công trách nhiệm) thì cấp dưới nên phản ứng như thế nào?

  • A.Nhiệt tình thực hiện
  • B.Đẩy việc sang nhân viên khác
  • C.Nhận việc nhưng không hào hứng
  • D.Từ chối thẳng thừng

Đáp án đúng là: A

Vì: Khi được giao một nhiệm vụ nằm ngoài phạm vi những công việc thường làm thì cấp dưới nên nhiệt tình thực hiện, cần làm hết sức mình hỗ trợ cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ bất thường hoặc đặc biệt quan trọng mà cấp trên được giao phó.

Câu Hỏi 10: Tìm phương án đúng nhất. Một người được coi là biết kiểm soát cảm xúc của bản thân khi người đó:

  • A. Kiềm chế sự bốc đồng, giữ bình tĩnh khi sự việc bất ngờ xảy ra
  • B. Tự do bộ lộ cảm xúc của mình trong mọi hoàn cảnh
  • C. Biết che giấu những cảm xúc khó chịu bên trong
  • D.Giữ vẻ mặt bình thản trước mọi hoàn cảnh

Đáp án đúng là: A

Vì: Để đạt được những thành tựu to lớn trong cuộc sống bạn cần biết kiểm soát cảm xúc của bản thân, kiềm chế sự bốc đồng, cần giữ bình tĩnh khi có sự việc bất ngờ xảy ra.

Câu Hỏi 11: Người quản lý nên làm gì để có thể nghe được những ý kiến phản hồi từ các nhân viên của mình?

  • A.Tuyên bố một trong những phẩm chất cần thiết của cấp dưới là biết tuân thủ.
  • B.Thái độ đối xử với từng nhân viên luôn được phân biệt rõ
  • C.Điềm đạm, bình tĩnh sẵn sàng tiếp nhận thông tin nhiều chiều
  • D.Phản ứng mạnh mẽ với những người bất đồng quan điểm

Đáp án đúng là: C

Vì: Cấp trên cần biết lắng nghe là biết cách lựa chọn, tiếp nhận và xử lý thông tin. Lắng nghe từ cấp dưới, cấp trên và các cấp trong quá trình quản trị sẽ giúp hoàn thiện quy trình công việc. Lắng nghe bằng cách tiếp nhận thông tin phản hồi nhiều chiều. Thông tin nhiều chiều sẽ giúp ích cho việc phân tích, nhận định và đánh giá đề ra các quyết định một cách chính xác.

Câu Hỏi 12: Trong trường hợp cụ thể, khi cấp trên đưa ra những quyết định không như mong đợi của bạn nhưng lại có vẻ phù hợp với các đồng nghiệp khác, bạn nên làm gì?

  • A.Tuân thủ, cấp quản lý bao giờ cũng có lý do để ra quyết định
  • B.Chán nản, phản ứng bằng cách bất hợp tác
  • C.Tạo diễn đàn chia sẻ bức xúc với các đồng nghiệp khác
  • D.Tranh luận đến cùng để thuyết phục cấp trên theo phương án mong muốn của mình

Đáp án đúng là: A

Vì: Khi cấp trên đưa ra những quyết định không như mong đợi của bạn nhưng lại có vẻ phù hợp với các đồng nghiệp khác, bạn hãy bằng lòng với quyết định của cấp trên. Vì cấp trên bao giờ cũng có những lý do để ra quyết định.

Câu Hỏi 13: Tìm câu trả lời đúng nhất. Vì sao con người cần hiểu biết năng lực của bản thân mình?

  • A.Vì con người cần biết đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình để thành công trong cuộc sống
  • B.Vì đó là tiền đề quan trọng để con người xây dựng nhân hiệu, tạo dựng hình ảnh và uy tín cá nhân hướng đến sự thành công trong công việc và cuôc sống
  • C.Vì con người cần phát huy những điểm mạnh và tìm cách khắc phục những điểm yếu để tự hoàn thiện mình
  • D.Vì việc nhận biết về bản thân sẽ quy định thái độ trong quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh.

Đáp án đúng là: B

Vì: Khi con người hiểu biết năng lực của bản thân mình sẽ giúp chúng ta tạo dựng được hình ảnh, uy tín cá nhân-đây là những điều rất quan trọng đem lại sự thành công cho mọi người.

Câu Hỏi 14: Cách hiểu nào dưới đây của cấp dưới về cấp trên là đúng?

  • A.Cấp trên phải là người hoàn thiện về mọi mặt
  • B.Cấp trên cũng là con người, ai cũng có điểm mạnh điểm yếu
  • C.Đã là cấp trên thì không thể phạm sai lầm
  • D.Cấp trên mà không am hiểu mọi lĩnh vực chuyên môn thì không thể lãnh đạo nhân viên

Đáp án đúng là: B

Vì: Cấp dưới cần hiểu rằng cấp trên không phải là “siêu nhân”, cũng có các mặt hạn chế. Theo khả năng và phạm vi trách nhiệm, cấp dưới hỗ trợ cấp trên hoàn thành công việc.

Câu Hỏi 15: Khi có ý tưởng muốn đề xuất với cấp trên để hoàn thiện công việc, hoàn thiện tổ chức, v.v. bạn nên làm gì?

  • A.Cân nhắc, chọn lọc ý tưởng đề xuất phù hợp
  • B.Nhờ đồng nghiệp đề xuất hộ
  • C.Đề xuất quá nhiều ý tưởng một lúc
  • D.Im lặng, lúc nào tiện thì nói

Đáp án đúng là: A

Vì: Khi có ý tưởng muốn đề xuất với cấp trên để hoàn thiện công việc, hoàn thiện tổ chức, bạn có thể chủ động nêu các đề xuất với hướng tới hoàn thiện công việc, tổ chức… với cấp trên, song không nên đưa quá nhiều cùng một lúc mà cân nhắc, chọn lọc ý tưởng đề xuất phù hợp.

Câu Hỏi 16: Tìm câu trả lời đúng nhất. Những người là đối tác thân thiết của nhau cần cư xử thế nào để duy trì mối quan hệ lâu dài với nhau?

  • A.Đã là đối tác thân thiết của nhau thì không cần giữ lễ nghĩa khoảng cách với nhau
  • B.Nếu là lần gặp gỡ đầu tiên thì các đối tác mới cần phải giữ lễ nghĩa, khoảng cách với nhau
  • C.Dù là lần gặp gỡ đầu tiên thì các đối tác cũng không cần giữ lễ nghĩa, khoảng cách với nhau
  • D.Dù là thân cận đến mấy thì các đối tác cũng nên giữ lễ nghĩa, khoảng cách nhất định, không được suồng sã với nhau

Đáp án đúng là: D

Vì: Mỗi người đều có tính cách, sở thích, năng lực khác nhau nên không ai có thể hợp nhau đến mức có đồng quan điểm với nhau về tất cả mọi vấn đề. Vì vậy, đối với mọi mối quan hệ, bạn đều nên giữ những lễ nghĩa nhất định, tôn trọng đối tác của mình. Nếu bạn muốn duy trì lâu dài một mối quan hệ nào đó thì tuyệt đối không được suồng sã. Đó là một nguyên tắc cơ bản của quan hệ giao tiếp.

Câu Hỏi 17: Trong quá trình giao tiếp với những người khác, nếu một người chỉ chú tâm đến lợi ích của bản thân mình thì người đó sẽ:

  • A.Tạo sự bất tín nhiệm của các đối tác
  • B.Tạo dựng được mối quan hệ lâu dài với các đối tác
  • C.Tạo uy tín lớn với các đối tác
  • D.Tạo được nhiều thiện cảm với các đối tác

Đáp án đúng là: A

Vì: Trong quá trình giao tiếp với những người khác, nếu một người chỉ chú tâm đến lợi ích của bản thân mình thì người đó sẽ tạo sự bất tín nhiệm của đối tác.

Câu Hỏi 18: Xác định một luận điểm đúng nhất trong số các luận điểm dưới đây bàn về tính cách và trang phục của con người.

  • A.Những người có phong cách ăn mặc giống nhau nhưng tính cách vẫn có thể khác nhau
  • B.Mỗi người có tính cách khác nhau nên phong cách ăn mặc cũng khác nhau
  • C.Những người có phong cách ăn mặc giống nhau thì tính cách cũng giống nhau
  • D.Những người không ăn mặc giống nhau thì tính cách cũng không thể giống nhau

Đáp án đúng là: A

Vì: Cách ăn mặc, đồ trang sức của một người cũng thể hiện cá tính, cấp độ và trình độ văn hóa, nghề nghiệp đẳng cấp của người đó. Do vậy, những người có phong cách ăn mặc giống nhau nhưng tính cách vẫn có thể khác nhau.

Câu Hỏi 19: Xác định một nhân tố gây cản trở quá trình giao tiếp trong các nhân tố sau:

  • A.Người nhận không giải mã đúng thông điệp
  • B.Người gửi thông điệp hiểu rõ những gì mình muốn nói
  • C.Thông điệp được mã hóa và gửi đi rõ ràng, mạch lạc
  • D.Người nhận thông điệp mong muốn tiếp nhận thông tin

Đáp án đúng là: A

Vì: Trong quá trình trao đổi thông tin, người gửi muốn truyền ý tưởng của mình cho người khác thì phải mã hóa nó. Người nhận thông tin phải giải mã nó thì mới có thể hiểu được thông điệp của người gửi và có sự phản hồi trở lại. Nếu người nhận không giải mã đúng thông điệp thì quá trình giao tiếp sẽ không thể tiến hành thuận lợi.

Câu Hỏi 20: Tìm phương án đúng nhất. Con người cần tìm kiếm thông tin, tăng cường đề tài nói chuyện để:

  • A.Tạo sự linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn trong giao tiếp
  • B.Bản thân thu được những kinh nghiệm quí giá
  • C.Thể hiện cá tính trong giao tiếp
  • D.Có khởi đầu tốt đẹp trong các mối quan hệ giao tiếp

Đáp án đúng là: A

Vì: Giao tiếp tốt là điều rất khó, nhưng việc duy trì giao tiếp còn khó hơn. Để duy trì giao tiếp, khi tham gia giao tiếp bạn cần thường xuyên thu thập kiến thức mới và vận dụng làm đề tài nói chuyện. Làm như vậy không những bản thân thu được những kinh nghiệm quý giá mà còn tạo nên sự linh hoạt, sáng tạo, thể hiện được cá tính trong khi giao tiếp.