Câu hỏi và đáp án môn Lịch sử nhà nước và pháp luật EHOU

Nếu thấy hữu ích cho mình 5 ⭐ nha

Câu hỏi và đáp án môn Lịch sử nhà nước và pháp luật EHOU, hỗ trợ học trực tuyến tại Đại học Mở Hà Nội

Hướng dẫn tìm nhanh trên trình duyệt: Ấn Ctrl+F sau đó nhập câu hỏi và nhấn Enter.

Câu hỏi 1: Bộ Dân luật Bắc kì 1931 đã xác lập và bảo vệ chế độ hôn nhân nào?

  • ✅ Đa thê, bất bình đẳng, gia trưởng
  • Tự do, tự nguyện, một vợ một chồng
  • Tự do, tự nguyện, bình đẳng
  • Bình đẳng, một vợ một chồng

Câu hỏi 2: Bộ Hoàng việt luật lệ triều Nguyễn là bộ luật gì?

  • Bộ luật tổng hợp
  • Bộ luật tố tụng
  • Bộ luật hình sự
  • Bộ luật dân sự

Câu hỏi 3: Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà cổ đại không quy định loại hợp đồng nào?

  • Hợp đồng bảo hiểm
  • Hợp đồng mua bán
  • Hợp đồng lĩnh canh ruộng đất
  • Hợp đồng gửi giữ

Câu hỏi 4: Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà cổ đại là bộ luật?

  • Tổng hợp
  • Dân sự
  • Hình sự
  • Tố tụng

Câu hỏi 5: Bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê là bộ luật gì?

  • Bộ luật hình sự
  • Bộ luật tố tụng
  • Bộ luật tổng hợp
  • Bộ luật dân sự

Câu hỏi 6: Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ được ban hành vào thế kỉ XVIII dưới thời Lê Trung Hưng là bộ luật gì?

  • Bộ luật dân sự
  • Bộ luật hình sự
  • Bộ luật tổng hợp
  • Bộ luật tố tụng

Câu hỏi 7: Các nhà nước phương Đông cổ đại chủ yếu ra đời ở khu vực nào?

  • Chủ yếu ra đời trên các đảo, bán đảo
  • Chủ yếu ra đời ở vùng duyên hải ven biển
  • Chủ yếu ra đời ở lưu vực các con sông lớn
  • Chủ yếu ra đời ở các vùng đồi núi và cao nguyên

Câu hỏi 8: Các nhà nước phương Đông cổ đại chủ yếu thiết lập hình thức chính thể gì?

  • Cộng hoà dân chủ chủ nô
  • Quân chủ quý tộc
  • Quân chủ lập hiến
  • Quân chủ chuyên chế

Câu hỏi 9: Chế định thừa kế trong Bộ Dân luật Bắc kì 1931, quy định nội dung nào dưới đây?

  • ✅ Thừa kế theo pháp luật: con trai, con gái của người để lại di sản được đều được hưởng phần thừa kế bằng nhau.
  • Thừa kế theo pháp luật: con trai, con gái của người để lại di sản được đều được hưởng thừa kế nhưng con trai được phần nhiều hơn con gái.
  • Chỉ con trai mới được quyền thừa kế tài sản từ cha mẹ.
  • Chỉ con vợ cả mới được thừa kế tài sản của cha mẹ.

Câu hỏi 10: Chế định thừa kế trong Bộ luật Hammurabi ở Lưỡng Hà cổ đại quy định nội dung nào sau đây?

  • Chỉ con trai trưởng được thừa kế tài sản từ cha mẹ.
  • Chỉ người con trai được thừa kế tài sản từ cha mẹ.
  • Người con gái cũng được thừa kế tài sản từ cha mẹ.
  • Chỉ thừa nhận hình thức thừa kế theo di chúc.

Câu hỏi 11: Chế định thừa kế trong bộ Quốc triều hình luật thời kì Hậu Lê quy định nội dung nào sau đây?

  • Chỉ con trai được thừa kế tài sản từ cha mẹ.
  • Chỉ con đẻ được thừa kế tài sản từ cha mẹ.
  • Trong mọi trường hợp, chỉ con trai trưởng được thừa kế tài sản hương hỏa.
  • Con gái trưởng được thừa kế tài sản hương hỏa khi gia đình không có con trai.

Câu hỏi 12: Chế định thừa kế trong bộ Quốc triều hình luật thời kì Hậu Lê quy định nội dung nào sau đây?

  • Chỉ con trai được thừa kế tài sản từ cha mẹ.
  • Con trai, con gái, con nuôi trong diện được thừa kế tài sản từ cha mẹ.
  • Chỉ cho con đẻ được thừa kế tài sản từ cha mẹ.
  • Chỉ con vợ cả được thừa kế tài sản từ cha mẹ.

Câu hỏi 13: Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được tiến hành vào thời gian nào?

  • ✅ Tháng 1/1946
  • Tháng 12 /1946
  • Tháng 8/1945
  • Tháng 9/1945

Câu hỏi 14: Đặc trưng cơ bản của hình thức chính thể quân chủ chuyên chế ở phương Đông thời kì cổ đại là gì?

  • Quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhà vua
  • Nhà vua nắm thần quyền, quan lại nắm vương quyền.
  • Quyền lực nằm trong tay các quan đại thần
  • Quyền lực nhà nước thuộc về tăng lữ

Câu hỏi 15: Đặc trưng của chế độ dân chủ ở nhà nước thành bangAten cổ đại là gì?

  • Là chế độ dân chủ gián tiếp
  • Là chế độ dân chủ áp dụng cho mọi công dân nam nữ người Aten
  • Là chế độ dân chủ được áp dụng đối với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội
  • Là chế độ dân chủ trực tiếp

Câu hỏi 16: Hệ thống chính quyền đô hộ của Trung Quốc ở Âu Lạc từ sau năm 43 được thiết lập đến cấp nào?

  • ✅ Cấp huyện
  • Cấp quận/châu
  • Cấp phủ
  • Cấp xã

Câu hỏi 17: Hệ thống Ngũ hình trong pháp luật phong kiến Việt Nam gồm những hình phạt nào?

  • Xuy, Trượng, Đồ, Biếm tư, Tử
  • Xuy, Trượng, Sung quân, Đồ, Tử
  • Xuy, Trượng, Thích chữ, Lưu, Tử
  • Xuy, Trượng, Đồ, Lưu, Tử

Câu hỏi 18: Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa được ban hành vào năm nào?

  • ✅ 1946
  • 1954
  • 1959
  • 1945

Câu hỏi 19: Hiến pháp tư sản thời kì cận đại đã quy định nội dung nào sau đây?

  • Toàn bộ quyền lực nhà nước do Nghị viện nắm giữ
  • Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
  • Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
  • Xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ.

Câu hỏi 20: Hiến pháp tư sản thời kì cận đại quy định những nội dung cơ bản nào?

  • Cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước (1)
  • Chế định bầu cử (3)
  • Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (2)
  • Cả ba nội dung (1), (2), (3)

Câu hỏi 21: Hình phạt biếm tư được quy định trong bộ luật nào ở Việt Nam thời kì phong kiến?

  • Quốc triều hình luật triều Hậu Lê
  • Hình thư triều Trần
  • Hoàng Việt luật lệ triều Nguyễn
  • Hình thư triều Lý

Câu hỏi 22: Hình phạt Đồ trong bộ Hoàng Việt luật lệ triều Nguyễn chia thành mấy bậc?

  • 2 bậc
  • 4 bậc
  • 5 bậc
  • 3 bậc

Câu hỏi 23: Hình phạt Đồ trong bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê chia thành mấy bậc?

  • 5 bậc
  • 3 bậc
  • 2 bậc
  • 4 bậc

Câu hỏi 24: Hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam có đặc điểm gì?

  • Chỉ áp dụng trong lĩnh vực hình sự
  • Nhân đạo
  • Chủ yếu là hình phạt tiền
  • Hà khắc

Câu hỏi 25: Hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam có đặc điểm gì?

  • Hình phạt thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc
  • Hình phạt là chế tài chỉ áp dụng với những vi phạm pháp luật hình sự
  • Hình phạt trong pháp luật phong kiến Việt Nam là sự sao chép hoàn toàn từ pháp luật phong kiến Trung Quốc
  • Hình phạt mang tính phổ biến

Câu hỏi 26: Hình thức chính thể của nhà nước thành bang Spac ở Hy Lạp thời kì cổ đại là gì?

  • Cộng hòa dân chủ chủ nô
  • Cộng hòa quý tộc chủ nô
  • Quân chủ quý tộc
  • Quân chủ chuyên chế

Câu hỏi 27: Hình thức pháp luật chủ yếu của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc là gì?

  • ✅ Tập quán pháp
  • Pháp luật thành văn
  • Tiền lệ pháp
  • Pháp luật khẩu truyền

Câu hỏi 28: Ngành kinh tế chủ đạo của phần lớn các quốc gia phương Đông thời kì cổ đại là gì?

  • Thủ công nghiệp
  • Săn bắt, hái lượm
  • Nông nghiệp
  • Thương nghiệp

Câu hỏi 29: Nguyên tắc phân quyền được áp dụng triệt để nhất trong nhà nước tư sản nào thời cận đại?

  • Anh
  • Pháp
  • Hoa Kì
  • Nhật Bản

Câu hỏi 30: Nguyên tắc xác định trật tự thừa kế tài sản hương hỏa được quy định trong bộ Quốc triều hình luật và Hoàng việt luật lệ là gì?

  • Người con trai lớn tuổi nhất trong gia đình.
  • Căn cứ theo di chúc của cha mẹ.
  • Con trưởng của vợ cả
  • Trọng trưởng, trọng nam, trọng đích.

Câu hỏi 31: Nguyên thủ quốc gia ở nhà nước tư sản Anh thời kì cận đại được thiết lập theo phương thức nào?

  • Cử tri trực tiếp bầu
  • Bổ nhiệm
  • Nghị viện bầu
  • Thế tập, truyền ngôi

Câu hỏi 32: Nguyên thủ quốc gia ở nhà nước tư sản Nhật Bản thời kì cận đại được thiết lập theo phương thức nào?

  • Thế tập, cha truyền con nối
  • Cử tri trực tiếp bầu
  • Bổ nhiệm
  • Quốc hội bầu

Câu hỏi 33: Nguyên thủ quốc gia trong nhà nước tư sản Anh thời kì cận hiện đại là ai?

  • Chủ tịch Thượng viện
  • Hoàng đế/Nữ hoàng
  • Tổng thống
  • Thủ tướng

Câu hỏi 34: Nhà nước Ai Cập cổ đại đã thiết lập hình thức chính thể gì?

  • Quân chủ quý tộc
  • Quân chủ chuyên chế
  • Cộng hoà dân chủ chủ nô
  • Quân chủ lập hiến

Câu hỏi 35: Nhà nước La Mã thời kì cổ đại đã thiết lập hình thức chính thể gì?

  • Quân chủ chuyên chế
  • Cộng hòa quý tộc chủ nô
  • Cộng hòa dân chủ chủ nô
  • Cộng hòa quý tộc chủ nô và Quân chủ chuyên chế

Câu hỏi 36: Nhà nước nào thiết lập hình thức chính thể Cộng hòa dân chủ chủ nô ở thời kì cổ đại?

  • Nhà nước La Mã
  • Nhà nước Makedonia
  • Nhà nước thành bang Aten
  • Nhà nước thành bang Spac

Câu hỏi 37: Nhà nước phong kiến Trung Quốc chủ yếu thiết lập hình thức chính thể gì?

  • Quân chủ chuyên chế
  • Quân chủ lập hiến
  • Quân chủ quý tộc
  • Quân chủ lưỡng đầu

Câu hỏi 38: Nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời Vua Lê – Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1599 – 1786) được tổ chức theo mô hình gì?

  • Quân chủ nghị viện
  • Quân chủ chuyên chế
  • Quân chủ quý tộc
  • Quân chủ lưỡng đầu

Câu hỏi 39: Nhà nước phong kiến Việt Nam dưới thời vua Minh Mạng sử dụng phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu nào?

  • ✅ Khoa cử
  • Nhiệm tử
  • Tiến cử
  • Bảo cử

Câu hỏi 40: Nhà nước phong kiến Việt Nam dưới triều Trần sử dụng phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu nào?

  • ✅ Nhiệm tử
  • Khoa cử
  • Tiến cử
  • Bảo cử

Câu hỏi 41: Nhà nước phong kiến Việt Nam sử dụng chủ yếu các phương thức tuyển dụng quan lại nào?

  • ✅ Cả ba phương thức (1), (2), (3)
  • Tiến cử, bảo cử (2)
  • Khoa cử (3)
  • Nhiệm tử (1)

Câu hỏi 42: Nhà nước phong kiến Việt Nam thời vua Lê Thánh Tông sử dụng phương thức tuyển dụng quan lại chủ yếu nào?

  • Bảo cử
  • Nhiệm tử
  • Khoa cử
  • Tiến cử

Câu hỏi 43: Nhà nước thành bang Aten ở Hy Lạp thời kì cổ đại chủ yếu thiết lập hình thức chính thể nhà nước gì?

  • Quân chủ chuyên chế
  • Cộng hòa dân chủ chủ nô
  • Quân chủ quý tộc
  • Cộng hòa quý tộc chủ nô

Câu hỏi 44: Nhà nước Trung Quốc cổ đại thời kì Tây Chu thiết lập hình thức chính thể nhà nước gì?

  • Quân chủ lập hiến
  • Quân chủ chuyên chế
  • Quân chủ lưỡng đầu
  • Quân chủ quý tộc

Câu hỏi 45: Nhà nước tư sản Anh thời kì cận đại thiết lập hình thức chính thể gì?

  • Cộng hòa tổng thống
  • Quân chủ chuyên chế
  • Cộng hòa dân chủ
  • Quân chủ lập hiến

Câu hỏi 46: Nhà nước tư sản Hoa Kì thiết lập hình thức chính thể gì?

  • Cộng hòa lưỡng tính
  • Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
  • Cộng hòa tổng thống
  • Quân chủ lập hiến

Câu hỏi 47: Nhà nước và pháp luật phong kiến Trung Quốc được xây dựng chủ yếu dựa trên cơ sở tư tưởng của học thuyết nào?

  • Phật giáo
  • Nho giáo
  • Pháp trị
  • Nho giáo và Pháp trị

Câu hỏi 48: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc được thiết lập trên cơ sở kinh tế – xã hội như thế nào?

  • ✅ Chế độ sở hữu công chiếm ưu thế, chế độ sở hữu tư nhân chậm phát triển và sự phân hóa xã hội ở mức độ thấp.
  • Kinh tế nông nghiệp, công thương nghiệp đều phát triển; phân hóa xã hội thành các giai cấp, mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp rất gay gắt.
  • Chế độ sở hữu tư nhân phát triển và sự phân hóa xã hội sâu sắc.
  • Cơ cấu kinh tế đa dạng, phát triển theo hướng hàng hóa và sự phân hóa xã hội sâu sắc.

Câu hỏi 49: Những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng không thống nhất của pháp luật phong kiến Tây Âu?

  • Cả ba nguyên nhân (1), (2), (3)
  • Do chế độ phong kiến Tây Âu trải qua nhiều giai đoạn phức tạp (1)
  • Do trình độ phát triển của các vùng, các quốc gia không đồng đều, giao thông đi lại khó khăn… (3)
  • Do tồn tại nhiều vương quốc, nhiều sắc tộc với nhiều thế lực chính trị khác nhau: vua, lãnh chúa, giáo hội, thị quốc… (2)

Câu hỏi 50: Những nhận định sau đây, nhận định nào ĐÚNG?

  • ✅ Ở Việt Nam trong thời kì phong kiến tồn tại chế độ sở hữu đa dạng bao gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu làng xã và sở hữu tư nhân
  • Ở Việt Nam trong thời kì phong kiến chỉ tồn tại chế độ sở hữu tư nhân.
  • Ở Việt Nam trong thời kì phong kiến chỉ tồn tại chế độ sở hữu công.
  • Ở Việt Nam trong thời kì phong kiến chỉ tồn tại chế độ sở hữu làng xã

Câu hỏi 51: Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa chính thức đổi tên thành Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào?

  • ✅ 1980
  • 1975
  • 1976
  • 1992

Câu hỏi 52: Ở Việt Nam thời kì Bắc thuộc (179 TCN – 938), có các hệ thống chính quyền nào?

  • Hệ thống chính quyền độc lập, tự chủ của người Việt (3)
  • Cả ba hệ thống chính quyền (1), (2), (3)
  • Hệ thống chính quyền đô hộ của nhà nước phong kiến Trung Quốc (1)
  • Hệ thống chính quyền cấp cơ sở (làng) của người Việt (2)

Câu hỏi 53: Ở Việt Nam trong thời kì phong kiến, ngành kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo?

  • Nông nghiệp
  • Thương nghiệp
  • Ngư nghiệp
  • Thủ công nghiệp

Câu hỏi 54: Ở Việt Nam trong thời kì phong kiến, sở hữu tư nhân có đặc điểm gì?

  • ✅ Phát triển với quy mô vừa và nhỏ
  • Sở hữu tư nhân được nhà nước khuyến khích phát triển
  • Phát triển với quy mô lớn
  • Không có sở hữu tư nhân, chỉ tồn tại sở hữu công

Câu hỏi 55: Ở Việt Nam trong thời kì thuộc Pháp (1884-1945), khu vực Bắc Kì (trừ Hà Nội, Hải Phòng), Pháp áp dụng quy chế chính trị nào?

  • ✅ Nửa bảo hộ, nửa thuộc địa
  • Bảo hộ
  • Độc lập tự chủ
  • Thuộc địa

Câu hỏi 56: Ở Việt Nam trong thời kì thuộc Pháp (1884-1945), khu vực Nam Kì, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Pháp áp dụng quy chế chính trị nào?

  • ✅ Thuộc địa
  • Bảo hộ
  • Độc lập tự chủ
  • Nửa bảo hộ, nửa thuộc địa

Câu hỏi 57: Ở Việt Nam trong thời kì thuộc Pháp (1884-1945), khu vực Trung Kì (trừ Đà Nẵng), Pháp áp dụng quy chế chính trị nào?

  • ✅ Bảo hộ
  • Thuộc địa
  • Độc lập tự chủ
  • Nửa bảo hộ, nửa thuộc địa

Câu hỏi 58: Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), hệ thống tòa án của triều Nguyễn được tổ chức thành mấy cấp tòa án?

  • ✅ 3 cấp tòa án
  • 2 cấp tòa án
  • 4 cấp tòa án
  • 5 cấp tòa án

Câu hỏi 59: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884 – 1945), đứng đầu Liên bang Đông Dương là ai?

  • ✅ Toàn quyền
  • Thống đốc
  • Khâm sứ
  • Thống sứ

Câu hỏi 60: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884 – 1945), hệ thống chính quyền của Pháp tại Bắc Kì (trừ Hà Nội, Hải Phòng) được thiết lập đến cấp nào?

  • ✅ Tỉnh/thành phố
  • Huyện
  • Kỳ

Câu hỏi 61: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884 – 1945), hệ thống chính quyền của Pháp tại Nam Kì được thiết lập đến cấp nào?

  • ✅
  • Kỳ
  • Tỉnh/thành phố
  • Trung tâm hành chính

Câu hỏi 62: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884 – 1945), hệ thống chính quyền của Pháp tại Trung Kì (trừ Đà Nằng) được thiết lập đến cấp nào?

  • ✅ Tỉnh
  • Huyện
  • Kỳ

Câu hỏi 63: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884 – 1945), hệ thống tòa án của Pháp có thẩm quyền xét xử đối với những đối tượng nào?

  • Người Việt Nam, người Lào, người Campuchia
  • Người Pháp, người ngoại kiều được hưởng quy chế chính trị như người Pháp, người Việt Nam sinh ra ở vùng đất thuộc địa.
  • Người Pháp
  • Người Việt Nam và người Pháp

Câu hỏi 64: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884 – 1945), hệ thống Tòa án của Pháp được thiết lập ở khu vực nào?

  • ✅ Bắc kì, Trung kì, Nam kì
  • Bắc kì và Trung kì
  • Bắc kì
  • Trung kì

Câu hỏi 65: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884 – 1945), hệ thống tòa án của triều Nguyễn có thẩm quyền xét xử đối với những đối tượng nào?

  • ✅ Người Việt Nam sinh ra ở vùng đất bảo hộ (tức là thần dân của vua Nguyễn), những người nước ngoài sinh sống tại Bắc kì và Trung kì bị liệt ngang hàng với người Việt ở vùng đất bảo hộ ( người Lào, người Cao Miên).
  • Người Pháp, người ngoại kiều được hưởng quy chế chính trị như người Pháp, người Việt Nam sinh ra ở vùng đất thuộc địa.
  • Người Pháp
  • Người Việt Nam và người Pháp

Câu hỏi 66: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884 – 1945), hệ thống Tòa án triều Nguyễn được thiết lập ở khu vực nào?

  • ✅ Bắc kì và Trung kì
  • Bắc kì, Trung kì, Nam kì
  • Bắc kì
  • Trung kì

Câu hỏi 67: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884 – 1945), trong hệ thống chính quyền của Pháp, đứng đầu Bắc kì là ai?

  • ✅ Thống sứ
  • Thống đốc
  • Khâm sứ
  • Toàn quyền

Câu hỏi 68: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884 – 1945), trong hệ thống chính quyền của Pháp, đứng đầu Nam kì là ai?

  • ✅ Thống sứ
  • Khâm sứ
  • Toàn quyền
  • Thống đốc

Câu hỏi 69: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884 – 1945), trong hệ thống chính quyền của Pháp, đứng đầu Trung kì là ai?

  • ✅ Khâm sứ
  • Thống đốc
  • Toàn quyền
  • Thống sứ

Câu hỏi 70: Ở Việt Nam, trong thời kì thuộc Pháp (1884-1945) áp dụng những nguồn luật nào?

  • ✅ Nguồn luật của Pháp và nguồn luật của triều Nguyễn
  • Nguồn luật của Pháp
  • Nguồn luật của triều Nguyễn
  • Hương ước của các làng

Câu hỏi 71: Pháp luật của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc gồm các hình thức pháp luật nào?

  • ✅ Tập quán pháp và pháp luật khẩu truyền
  • Tập quán pháp và Tiền lệ pháp
  • Tiền lệ pháp và văn bản pháp luật
  • Văn bản pháp luật và Tập quán pháp

Câu hỏi 72: Pháp luật phong kiến Tây Âu mang đặc điểm gì?

  • Tính đa dạng, không thống nhất.
  • Luật La Mã đóng vai trò chủ đạo, có hiệu lực cao nhất.
  • Chỉ có luật lệ của Giáo hội Cơ Đốc được áp dụng.
  • Trình độ pháp điển hóa cao.

Câu hỏi 73: Pháp luật phong kiến Việt Nam đã xác lập chế độ hôn nhân gì?

  • Bất bình đẳng, một vợ một chồng
  • Tự nguyện, đa thê
  • Tự do, tự nguyện, bất bình đẳng
  • Không tự do, đa thê, bất bình đẳng

Câu hỏi 74: Quyền thừa kế tài sản của người vợ trong bộ Quốc triều hình luật thời Hậu Lê phát sinh trong trường hợp nào sau đây?

  • Khi chồng chết trước mà cha mẹ chồng cũng đã chết.
  • Khi chồng chết trước.
  • Khi vợ chồng không có con thừa kế mà chồng chết trước.
  • Khi hôn nhân có con thừa kế mà chồng chết trước.

Câu hỏi 75: Sau thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, nước ta đã thực hiện thống nhất đất nước về mặt Nhà nước vào năm nào?

  • ✅ Năm 1976
  • Năm 1978
  • Năm 1977
  • Năm 1975

Câu hỏi 76: Theo Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ, cơ quan nào nắm quyền lập pháp?

  • Quốc hội
  • Tổng thống
  • Tòa án
  • Chính phủ

Câu hỏi 77: Theo Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ, cơ quan nào nắm quyền tư pháp?

  • Tổng thống
  • Quốc hội
  • Chính phủ
  • Tòa án tối cao

Câu hỏi 78: Theo Hiến pháp 1787, Tổng thống Hoa Kì có địa vị pháp lí là gì?

  • Vừa là nguyên thủ quốc gia vừa đứng đầu cơ quan hành pháp
  • Nguyên thủ quốc gia
  • Là người đứng đầu Quốc hội
  • Là người đứng đầu cơ quan lập pháp

Câu hỏi 79: Theo Hiến pháp 1787, Tổng thống Hoa Kì có thẩm quyền gì?

  • Giải tán Quốc hội
  • Phủ quyết các dự luật của Quốc hội
  • Cách chức Thẩm phán Tòa án tối cao
  • Bổ nhiệm các Thượng nghị sĩ

Câu hỏi 80: Theo Hiến pháp 1787, Tổng thống Hoa Kì có thẩm quyền gì?

  • Bổ nhiệm các Thượng nghị sĩ
  • Bổ nhiệm Thẩm phán của Tòa án tối cao với sự phê chuẩn của Thượng viện.
  • Giải tán Quốc hội
  • Giải thích Hiến pháp và các đạo luật

Câu hỏi 81: Theo Hiến pháp Hoa Kì 1787, Thẩm phán Tòa án tối cao có nhiệm kì bao lâu?

  • 5 năm
  • 9 năm
  • 7 năm
  • Suốt đời

Câu hỏi 82: Theo pháp luật tố tụng phong kiến Việt Nam, các vụ án tử hình do ai đưa ra quyết định chung thẩm?

  • Hoàng đế
  • Tể tướng
  • Tam pháp ty
  • Thượng thư bộ Hình

Câu hỏi 83: Theo quy định của bộ Dân luật Bắc kì 1931, có những hình thức sở hữu nào?

  • ✅ Sở hữu tư nhân, sở hữu của pháp nhân công, sở hữu của pháp nhân tư, sở hữu chung.
  • Sở hữu của nhà vua, sở hữu của người Pháp, sở hữu của làng xã
  • Sở hữu của nhà vua và các công ty thương mại
  • Sở hữu của nhà nước và sở hữu của làng xã

Câu hỏi 84: Theo quy định của bộ Dân luật Bắc kì 1931, độ tuổi kết hôn cơ bản là bao nhiêu?

  • ✅ Nam đủ 18 tuổi nữ đủ 15 tuổi
  • Nam nữ đủ 18 tuổi
  • Nam đủ 18 tuổi nữ đủ 12 tuổi
  • Nam đủ 20 tuổi nữ đủ 15 tuổi

Câu hỏi 85: Theo quy định của bộ Dân luật Bắc kì 1931, việc kết hôn cơ bản cần những điều kiện gì?

  • ✅ Cả ba điều kiện (1), (2), (3)
  • Có sự đồng ý của cha mẹ (1)
  • Có sự bằng lòng của hai bên nam nữ (2)
  • Đúng độ tuổi quy định và không rơi vào các trường hợp cấm kết hôn (3)

Câu hỏi 86: Theo quy định của bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê, cha mẹ được thừa kế tài sản của các con trong trường hợp nào?

  • Khi vợ chồng không có con thừa kế, nếu cha mẹ còn sống thì cha mẹ được thừa kế một phần tài sản của con.
  • Cha mẹ luôn ở hàng thừa kế thứ nhất, sau khi con chết cha mẹ đang còn sống đều được thừa kế tài sản của con.
  • Khi con cái còn ở chung với cha mẹ, nếu con chết trước thì cha mẹ được thừa kế một phần tài sản của con.
  • Khi vợ chồng chỉ có con gái mà không có con trai thì cha mẹ được thừa kế một phần tài sản.

Câu hỏi 87: Theo quy định của bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê, trong trường hợp cha mẹ mất mà không có chúc thư thì số lượng ruộng đất hương hỏa là bao nhiêu?

  • 1/10
  • 1/20
  • 1/5
  • 1/15

Câu hỏi 88: Theo quy định của bộ Quốc triều hình luật, nam nữ không được kết hôn trong những trường hợp nào?

  • Khi đang có tang cha mẹ (1)
  • Khi mất trật tự thê thiếp (3)
  • Khi không có sự đồng ý của cha mẹ (2)
  • Cả ba trường hợp (1), (2), (3)

Câu hỏi 89: Theo quy định của pháp luật phong kiến Việt Nam, chồng được phép li hôn vợ trong trường hợp nào?

  • Vợ vi phạm nghĩa vụ đồng cư (2)
  • Vợ vi phạm nghĩa vụ chung thủy (3)
  • Cả ba trường hợp (1), (2), (3)
  • Vợ phạm phải điều “Thất xuất” (1)

Câu hỏi 90: Thiết chế chính trị – pháp luật của các nhà nước phương Đông cổ đại chịu sự tác động của tư tưởng nào?

  • Pháp quyền
  • Học thuyết pháp luật tự nhiên
  • Thần quyền
  • Dân chủ

Câu hỏi 91: Tổng thống Hoa kì được thiết lập theo phương thức nào?

  • Do các Đoàn đại cử tri của các bang bầu
  • Do Chủ tịch Thượng viện bổ nhiệm
  • Do Quốc hội bầu
  • Do Chủ tịch Thượng viện đảm nhiệm

Câu hỏi 92: Trong bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê, cấp xã có thẩm quyền xét xử những vụ việc gì?

  • Những việc vừa (trung sự)
  • Rất nhỏ (tiểu tiểu sự)
  • Tất cả các vụ việc phát sinh ở làng xã
  • Những vụ việc về dân sự.

Câu hỏi 93: Trong các nhà nước phong kiến Tây Âu, giai đoạn phân quyền cát cứ có đặc điểm gì?

  • Có sự tập trung quyền lực ở chính quyền trung ương, chính quyền địa phương được tổ chức thống nhất theo đơn vị hành chính – lãnh thổ nhiều cấp.
  • Nhà vua nắm quyền lực tối cao trên cả phương diện vương quyền và thần quyền.
  • Các lãnh chúa có thực quyền lớn về kinh tế, chính trị, quân sự trong phạm vi lãnh địa của mình.
  • Các lãnh chúa là bề tôi của nhà vua, có nghĩa vụ tuyệt đối trung thành, phục tùng, nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ quân sự cho nhà vua. Nhà vua có quyền thu hồi lại các lãnh địa của các lãnh chúa.

Câu hỏi 94: Trong các nhà nước tư sản thời kì cận đại, nhà nước nào thiết lập hình thức chính thể Cộng hòa tổng thống?

  • Ý
  • Nhật Bản
  • Anh
  • Hoa Kỳ

Câu hỏi 95: Trong các nhà nước tư sản thời kì cận hiện đại, những nhà nước nào thiết lập hình thức chính thể quân chủ lập hiến?

  • Nhật Bản, Hoa Kì
  • Pháp, Hoa Kì
  • Anh, Hoa Kì
  • Anh, Nhật Bản

Câu hỏi 96: Trong các nhận định dưới dây, nhận định nào ĐÚNG?

  • Ở Việt Nam, trong thời kì Bắc thuộc (179TCN – 938), tồn tại hệ thống pháp luật của chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc và tập quán của người Việt.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Bắc thuộc (179TCN – 938), không có pháp luật, chỉ có mệnh lệnh của các quan lại người Hán cai trị ở Âu Lạc.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Bắc thuộc (179TCN – 938), chỉ tồn tại phong tục tập quán của người Việt
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Bắc thuộc (179TCN – 938), chỉ tồn tại hệ thống pháp luật của chính quyền đô hộ phong kiến Trung Quốc.

Câu hỏi 97: Trong các nhận định dưới dây, nhận định nào ĐÚNG?

  • Quyền lực của nhà vua phong kiến Việt Nam luôn tuyệt đối và vô hạn.
  • Trong nhà nước phong kiến Việt Nam, nguyên tắc Tôn quân quyền luôn được vận dụng triệt để trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • Tự trị, tự quản là yếu tố hạn chế quyền lực của nhà vua phong kiến Việt Nam.
  • Trong nhà nước quân chủ quý tộc Lý – Trần, các hoàng thân quốc thích không được tham gia vào việc triều chính.

Câu hỏi 98: Trong các nhận định dưới dây, nhận định nào ĐÚNG?

  • ✅ Ở Việt Nam, trong thời kì Bắc thuộc (179TCN – 938), tồn tại hệ thống chính quyền đô hộ của nhà nước phong kiến Trung Quốc và hệ thống chính quyền độc lập tự chủ của người Việt.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Bắc thuộc (179TCN – 938), chỉ tồn tại hệ thống chính quyền đô hộ của nhà nước phong kiến Trung Quốc.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Bắc thuộc (179TCN – 938), chỉ tồn tại hệ thống chính quyền độc lập tự chủ của người Việt.
  • Ở Việt Nam trong thời kì Bắc thuộc (179TCN – 938), hệ thống chính quyền đô hộ của nhà nước phong kiến Trung Quốc được thiết lập từ trung ương đến chính quyền địa phương cấp xã.

Câu hỏi 99: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào ĐÚNG?

  • Bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê không quy định về quyền sở hữu tài sản của người vợ.
  • Bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê đã gián tiếp thừa nhận người vợ có quyền sở hữu tài sản riêng, đồng sở hữu tài sản chung với chồng trong hôn nhân.
  • Bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê quy định chỉ người chồng mới có quyền sở hữu tài sản trong gia đình.
  • Bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê quy định trong mọi trường hợp vợ đều không có quyền sở hữu tài sản riêng, không có quyền thừa kế tài sản của chồng.

Câu hỏi 100: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào ĐÚNG?

  • Bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê cho phép người con gái thừa kế tài sản từ cha mẹ.
  • Bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê không cho phép người con gái thừa kế tài sản từ cha mẹ.
  • Bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê chỉ cho phép người con gái thừa kế tài sản từ cha mẹ trong trường hợp gia đình không có con trai.
  • Bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê quy định trong mọi trường hợp chỉ người con trai trưởng mới có quyền thừa kế tài sản từ cha mẹ.

Câu hỏi 101: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào ĐÚNG?

  • Hệ thống Ngũ hình trong bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê tiếp thu chọn lọc, sáng tạo hệ thống Ngũ hình trong pháp luật phong kiến Trung Quốc.
  • Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, chỉ có bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê quy định về hệ thống Ngũ hình.
  • Hệ thống Ngũ hình trong bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê sao chép hoàn toàn hệ thống Ngũ hình trong pháp luật phong kiến Trung Quốc.
  • Trong pháp luật phong kiến Việt Nam, chỉ có bộ Hoàng Việt luật lệ triều Nguyễn quy định về hệ thống Ngũ hình.

Câu hỏi 102: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào ĐÚNG?

  • Theo quy định của Bộ Dân luật Bắc kì 1931, có hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
  • Bộ Dân luật Bắc kì 1931, chỉ quy định thừa kế tài sản hương hỏa.
  • Bộ Dân luật Bắc kì 1931, không quy định thừa kế tài sản hương hỏa.
  • Theo quy định của Bộ Dân luật Bắc kì 1931, chỉ có hình thức thừa kế theo pháp luật.

Câu hỏi 103: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào ĐÚNG?

  • ✅ Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), hệ thống tòa án của triều Nguyễn được thiếp lập ở Bắc kì và Trung kì.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), hệ thống tòa án của triều Nguyễn được thiết lập trong phạm vi cả nước.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), hệ thống tòa án của triều Nguyễn chỉ được thiết lập Trung kì.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), hệ thống tòa án của triều Nguyễn chỉ được thiết lập ở Bắc kì.

Câu hỏi 104: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào ĐÚNG?

  • ✅ Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), hệ thống chính quyền triều Nguyễn được thiếp lập ở Bắc kì (trừ Hà Nội, Hải Phòng) và Trung kì (trừ Đà Nẵng).
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), hệ thống chính quyền triều Nguyễn được thiết lập trong phạm vi cả nước.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), hệ thống chính quyền triều Nguyễn chỉ được thiết lập Trung kì.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), hệ thống chính quyền triều Nguyễn chỉ được thiết lập ở Bắc kì.

Câu hỏi 105: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào ĐÚNG?

  • ✅ Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), tồn tại hệ thống chính quyền của Pháp và hệ thống chính quyền của triều Nguyễn.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), chỉ tồn tại hệ thống chính quyền của Pháp.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), hệ thống chính quyền của Pháp chỉ được thiết lập ở Nam kì.
  • Ở Việt Nam, trong thời kì Pháp thuộc (1884 – 1945), hệ thống chính quyền triều Nguyễn được thiết lập ở cả Bắc kì, Trung kì và Nam kì.

Câu hỏi 106: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là SAI?

  • Trong nhà nước tư sản Anh, Hoàng đế/Nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia, nắm toàn bộ quyền lực nhà nước.
  • Trong nhà nước tư sản Anh, Hoàng đế/Nữ hoàng chỉ trị vì mà không cai trị.
  • Trong nhà nước tư sản Anh, chữ kí của hoàng đế chỉ có hiệu lực khi kèm theo chữ kí thứ hai của Thủ tướng hoặc một Bộ trưởng của bộ có văn kiện đang xem xét.
  • Trong nhà nước tư sản Anh, Hoàng đế/Nữ hoàng bổ nhiệm Chủ tịch của đảng chiếm đa số ghế trong Hạ nghị viện làm Thủ tướng Chính phủ.

Câu hỏi 107: Trong các nhận định dưới dây, nhận định nào SAI?

  • Nhà nước Ai Cập cổ đại thiết lập hình thức chính thể quân chủ chuyên chế.
  • Các quốc gia cổ đại phương Tây chỉ thiết lập hình thức chính thể cộng hòa.
  • Nhà nước thành bang Spac ở Hy Lạp cổ đại thiết lập hình thức chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô.
  • Hình thức chính thể của các quốc gia cổ đại phương Tây đa dạng hơn phương Đông.

Câu hỏi 108: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào SAI?

  • Trong nhà nước Thành bang Aten ở Hy Lạp cổ đại, Hội nghị công dân chỉ mang tính hình thức, mọi quyền lực nhà nước nằm trong tay Hội đồng 10 tướng lĩnh.
  • Trong nhà nước Thành bang Aten ở Hy Lạp cổ đại, Hội đồng nghị công dân bao gồm các nam công dân Aten từ 18 tuổi trở lên.
  • Trong nhà nước Thành bang Aten ở Hy Lạp cổ đại, Hội nghị công dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.
  • Trong nhà nước Thành bang Aten ở Hy Lạp cổ đại, Hội đồng 500 người do Hội nghị công dân bầu ra.

Câu hỏi 109: Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào SAI?

  • Hình phạt Đồ, Lưu trong bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê được quy định sáng tạo, phù hợp với đặc điểm đặc thù của nước Đại Việt
  • Hình phạt Trượng trong bộ Quốc triều Hình luật triều Hậu Lê chỉ áp dụng cho đàn ông.
  • Hệ thống Ngũ hình trong bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê sao chép hoàn toàn hệ thống Ngũ hình trong pháp luật phong kiến Trung Quốc.
  • Hệ thống Ngũ hình trong bộ Quốc triều hình luật triều Hậu Lê tiếp thu chọn lọc, sáng tạo hệ thống Ngũ hình trong pháp luật phong kiến Trung Quốc.

Câu hỏi 110: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào ĐÚNG?

  • Các nhà nước phương Đông cổ đại chủ yếu thiết lập hình thức chính thể quân chủ chuyên chế.
  • Các nhà nước ở phương Đông và phương Tây thời kì cổ đại chỉ thiết lập hình thức chính thể quân chủ chuyên chế.
  • Các nhà nước phương Tây cổ đại chỉ thiết lập hình thức chính thể cộng hòa quý tộc chủ nô.
  • Các nhà nước ở phương Đông và phương Tây thời kì cổ đại đều thiết lập hình thức chính thể cộng hòa.

Câu hỏi 111: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào ĐÚNG?

  • Luật La Mã không được áp dụng trong các nhà nước phong kiến Tây Âu.
  • Luật lệ của Giáo hội Cơ Đốc cũng là một bộ phận quan trọng của pháp luật phong kiến Tây Âu.
  • Trong các nhà nước phong kiến Tây Âu, chỉ pháp luật do nhà vua ban hành mới có hiệu lực.
  • Luật lệ của Giáo hội Cơ Đốc không được áp dụng dụng các nhà nước phong kiến Tây Âu

Câu hỏi 112: Trong các nhận định sau đây, nhận định nào SAI?

  • ✅ Nguyên tắc Tôn quân quyền được vận dụng triệt để trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1599 – 1786)
  • Nguyên tắc Tôn quân quyền được vận dụng triệt để trong cải cách bộ máy nhà nước của vua Lê Thánh Tông
  • Nguyên tắc Liên kết dòng họ được vận dụng triệt để trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước triều Trần.
  • Nguyên tắc Tôn quân quyền được vận dụng mềm dẻo, linh hoạt trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước lưỡng đầu vua Lê – chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1599 – 1786)

Câu hỏi 113: Trong các nhận định sau, nhận định nào ĐÚNG?

  • Pháp luật tư sản thời kì cận đại quy định: quyền tư hữu thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
  • Pháp luật tư sản thời kì cận đại quy định xóa bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình.
  • Pháp luật tư sản thời kì cận đại quy định: mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều là cử tri và có quyền bầu cử, ứng cử vào các cơ quan nhà nước.
  • Pháp luật tư sản thời kì cận đại đã xác nhận và bảo vệ quyền lực tối cao, bất khả xâm phạm của nhà vua

Câu hỏi 114: Trong các nhận định sau, nhận định nào ĐÚNG?

  • Trong nhà nước Hoa Kì, Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp
  • Các nhà nước tư sản thời kì cận đại đều vận dụng triệt để nguyên tắc phân quyền trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • Các nhà nước tư sản thời kì cận đại đều thiết lập hình thức chính thể cộng hòa.
  • Các nhà nước tư sản thời kì cận đại đều thiết lập hình thức chính thể quân chủ lập hiến.

Câu hỏi 115: Trong các nhận định sau, nhận định nào SAI?

  • Trong nhà nước phong kiến Trung Quốc, hoàng đế là Thiên tử nắm cả vương quyền và thần quyền.
  • Trong nhà nước phong kiến Trung Quốc, hoàng đế là Thiên tử, chỉ duy nhất Thiên tử mới có quyền tế trời.
  • Trong nhà nước phong kiến Trung Quốc, hoàng đế có rất nhiều đặc quyền: kị húy, được dùng màu vàng, mặc hoàng bào, ngồi ngai rồng…
  • Trong nhà nước phong kiến Trung Quốc, hoàng đế được thần thánh hóa là con của trời (Thiên tử) nên chỉ nắm thần quyền.

Câu hỏi 116: Trong cải cách bộ máy nhà nước của vua Lê Thánh Tông, nguyên tắc nào được vận dụng triệt để?

  • ✅ Nguyên tắc Tôn quân quyền
  • Nguyên tắc Liên kết dòng họ
  • Nguyên tắc tập trung dân chủ
  • Nguyên tắc phân quyền

Câu hỏi 117: Trong cải cách bộ máy nhà nước ở Trung Quốc dưới triều Minh (1368 -1644), có nội dung nào sau đây?

  • Xóa bỏ chế độ tể tướng
  • Thành lập Quân cơ xứ là cơ quan giúp việc trực tiếp cho nhà vua.
  • Tổ chức chính quyền địa phương thành 2 cấp Quận – Huyện.
  • Nghiêm cấm Hoạn quan tham gia vào việc triều chính.

Câu hỏi 118: Trong cải cách bộ máy nhà nước ở Trung Quốc dưới triều Tần (221 TCN – 206 TCN), chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức nào?

  • Chế độ Đô hộ phủ
  • Chế độ Quận – Huyện
  • Chính quyền địa phương tự trị, tự quản
  • Chế độ phân phong thiết lập các nước chư hầu

Câu hỏi 119: Trong cải cách chính quyền địa phương của vua Lê Thánh Tông, có nội dung nào sau đây?

  • ✅ Thiết lập Tam ty (Thừa ty, Đô ty, Hiến ty) ở chính quyền cấp Đạo
  • Thực hiện chế độ địa phương tản quyền ở miền Bắc và miền Nam.
  • Đặt chức Tổng Đốc đứng đầu mỗi Đạo.
  • Chia cả nước thành 30 Tỉnh

Câu hỏi 120: Trong cải cách của vua Lê Thánh Tông, có nội dung nào sau đây?

  • ✅ Xóa bỏ chức vụ Tể tướng, đưa Lục bộ trở thành 6 cơ quan cao nhất ở triều đình do nhà vua trực tiếp quản lí, điều hành.
  • Đặt chức vụ Tể tướng thay nhà vua quản lí bách quan, điều hành chính sự
  • Đặt Nội các và Quân cơ xứ là các cơ quan trực tiếp giúp việc cho nhà vua.
  • Đặt Đô sát viện là cơ quan giám sát cao nhất của triều đình.

Câu hỏi 121: Trong cải cách ở chính quyền địa phương của vua Lê Thánh Tông có nội dung nào sau đây?

  • ✅ Đặt ra tiêu chuẩn bầu xã trưởng
  • Nhà nước trực tiếp quản lý ruộng đất của làng và chia ruộng đất cho nhân dân trong làng theo nguyên tắc “bình quân ruộng đất”
  • Nghiêm cấm các làng xã sử dụng lệ làng
  • Quy định xã trưởng do triều đình bổ nhiệm

Câu hỏi 122: Trong nhà nước phong kiến Tây Âu giai đoạn phân quyền cát cứ, quyền lực nhà vua như thế nào?

  • Nhà vua chỉ nắm quyền thu thuế và bắt lính trong phạm vi cả nước.
  • Nhà vua chỉ nắm quyền trong phần lãnh địa của mình, giống như các lãnh chúa khác. Nhà vua chỉ tượng trưng cho sự tồn tại và thống nhất của quốc gia.
  • Nhà vua nắm toàn bộ quyền lực nhà nước, cả vương quyền và thần quyền.
  • Vua nắm quyền sở hữu tối cao đối với đất đai trong cả nước, có quyền đặt ra và thu thuế, phát hành tiền trong cả nước.

Câu hỏi 123: Trong nhà nước phong kiến Việt Nam, nguyên tắc nào được vận dụng triệt để trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dưới triều Trần?

  • ✅ Nguyên tắc Liên kết dòng họ
  • Nguyên tắc tập trung dân chủ
  • Nguyên tắc Tôn quân quyền
  • Nguyên tắc Chính danh

Câu hỏi 124: Trong nhà nước phong kiến Việt Nam, những giai đoạn nào thiết lập thể chế nhà nước lưỡng đầu?

  • Thời kì Lê Trung Hưng (3)
  • Triều Trần, Hồ, Mạc (2)
  • Thời Hậu Ngô Vương (1)
  • Cả ba giai đoạn (1), (2), (3)

Câu hỏi 125: Trong nhà nước thành bang Aten ở Hy Lạp cổ đại, cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?

  • Hội đồng 500 người
  • Hội đồng 10 tướng lĩnh
  • Hội nghị công dân
  • Tòa bồi thẩm

Câu hỏi 126: Trong thể chế nhà nước lưỡng đầu Vua Lê – Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, quyền lực giữa vua và chúa như thế nào?

  • ✅ Giữa vua Lê và chúa Trịnh có sự phân định về quyền lực trên tất cả các phương diện: lập pháp, hành pháp, tư pháp, tài chính, quân sự, ngoại giao, thần quyền.
  • Toàn bộ quyền lực nhà nước đều do chúa Trịnh nắm giữ, vua Lê không còn nắm bất kì quyền lực nhà nước nào.
  • Toàn bộ quyền lực nhà nước vẫn do vua Lê nắm giữ.
  • Vua Lê chỉ nắm thần quyền, chúa Trịnh nắm vương quyền.

Câu hỏi 127: Từ năm 1945 đến nay, nước ta đã ban hành các bản Hiến pháp nào?

  • ✅ Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013
  • Hiến pháp 1946, 1992, 2013
  • Hiến pháp 1946, 1980, 2013
  • Hiến pháp 1959, 1980, 2013

Câu hỏi 128: Yếu tố nào hạn chế quyền lực của nhà vua phong kiến Việt Nam?

  • Trách nhiệm kính thiên, ái dân (2)
  • Tập quán chính trị: đình nghị, pháp tiên vương (3)
  • Cả ba phương án (1), (2), (3)
  • Tự trị, tự quản làng xã (1)

Câu hỏi 129: Yếu tố nào thúc đẩy nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ra đời?

  • Cải cách xã hội
  • Đấu tranh giai cấp quyết liệt, không thể điều hòa
  • Trị thủy, thủy lợi
  • Trị thủy, thủy lợi và chiến tranh

Câu hỏi 130: Yếu tố thúc đẩy nhà nước ở phương Đông thời kì cổ đại ra đời sớm là gì?

  • Cuộc tấn công của những người Man tộc
  • Mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp
  • Trị thủy, thủy lợi và chiến tranh
  • Cải cách xã hội