Câu hỏi và đáp án môn Kỹ năng tư vấn về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại EHOU

Nếu thấy hữu ích cho mình 5 ⭐ nha

Câu hỏi và đáp án môn Kỹ năng tư vấn về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại EHOU, hỗ trợ học trực tuyến tại Đại học Mở Hà Nội

Hướng dẫn tìm nhanh trên trình duyệt: Ấn Ctrl+F sau đó nhập câu hỏi và nhấn Enter.

Câu hỏi 1: “Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk” được bảo hộ là:

  • Tên gọi xuất xứ.
  • Chỉ dẫn địa lý.
  • Tên thương mại.
  • Nhãn hiệu.

Câu hỏi 2: Bản ghi âm nào sau đây không được bảo hộ quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam?

  • Bản ghi âm do nhà sản xuất nước ngoài sản xuất tại Việt Nam mà quốc gia họ mang quốc tịch không có Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền liên quan với Việt Nam.
  • Bản ghi âm của nhà sản xuất bản ghi âm được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • Bản ghi âm do nhà sản xuất có quốc tịch Việt Nam sản xuất tại Việt Nam.
  • Bản ghi âm do nhà sản xuất có quốc tịch Việt Nam sản xuất tại nước ngoài.

Câu hỏi 3: Bằng độc quyền giải pháp hữu ích được cấp cho giải pháp kỹ thuật đáp ứng điều kiện:

  • Có tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.
  • Có tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.
  • Có tính mới, không phải hiểu biết thông thường và khả năng áp dụng công nghiệp.
  • Có tính mới thương mại và tính nguyên gốc.

Câu hỏi 4: Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực:

  • Từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày cấp văn bằng, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
  • Từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười lăm năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

Câu hỏi 5: Bên chuyển nhượng quyền sở hữu sáng chế không phải là:

  • ✅ Chủ thể nhận chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo một hợp đồng khác.
  • Chủ thể nhận chuyển nhượng sáng chế theo một hợp đồng khác.
  • Chủ thể được chủ sở hữu sáng chế ủy quyền.
  • Chủ sở hữu sáng chế.

Câu hỏi 6: Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu:

  • ✅ Có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
  • Không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba trong mọi trường hợp.
  • Không có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
  • Được tự ý ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba.

Câu hỏi 7: Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó là hành vi:

  • ✅ Xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh.
  • Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
  • Xâm phạm quyền đối với giải pháp hữu ích.
  • Xâm phạm quyền đối với sáng chế.

Câu hỏi 8: Các đối tượng sở hữu công nghiệp nào sau đây là đối tượng mang đặc tính sáng tạo?

  • Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.
  • Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý.
  • Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.
  • Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại.

Câu hỏi 9: Các đối tượng sở hữu công nghiệp nào sau đây là đối tượng mang tính chỉ dẫn thương mại?

  • Giải pháp hữu ích, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
  • Nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý.
  • Bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại.
  • Sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp.

Câu hỏi 10: Chỉ dẫn địa lý “Nước mắm Phú Quốc” được bảo hộ cho sản phẩm nước mắm. Công ty X sản xuất, kinh doanh nước mắm tại Thanh Hóa và dán nhãn “Nước mắm hương Phú Quốc” là:

  • Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
  • Xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
  • Xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
  • Cạnh tranh không lành mạnh.

Câu hỏi 11: Chỉ dẫn địa lý:

  • Chỉ là tên địa danh dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực nhất định.
  • Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực nhất định.
  • Chỉ là dấu hiệu dùng để chỉ nông sản có nguồn gốc từ một khu vực nhất định.
  • Là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc từ một khu vực nhất định.

Câu hỏi 12: Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có quyền ngăn cấm chủ thể khác:

  • ✅ Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó.
  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.
  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp.
  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập.

Câu hỏi 13: Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là:

  • ✅ Nhà nước.
  • Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có chỉ dẫn địa lý
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm tại khu vực mang chỉ dẫn địa lý.
  • Tổ chức tập thể đại diện cho các nhà sản xuất.

Câu hỏi 14: Chủ sở hữu nhãn hiệu không có quyền ngăn cấm chủ thể khác:

  • Sử dụng dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan.
  • Khai thác công dụng của sản phẩm được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp, trừ sản phẩm không phải do chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra thị trường nước ngoài.
  • Sử dụng dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ cùng loại.
  • Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho cùng loại hàng hóa.

Câu hỏi 15: Chủ thể được sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao là:

  • Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
  • Tất cả các tổ chức, cá nhân.
  • Người biểu diễn.
  • Tổ chức phát sóng.

Câu hỏi 16: Chủ thể nào của quyền liên quan đến quyền tác giả được hưởng quyền nhân thân?

  • Chủ sở hữu cuộc biểu diễn.
  • Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
  • Người biểu diễn.
  • Tổ chức phát sóng.

Câu hỏi 17: Chủ thể nào sau đây có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận?

  • ✅ Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận đặc tính của hàng hóa, dịch vụ với điều kiện không sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ.
  • Mọi tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận đặc tính của hàng hóa, dịch vụ.
  • Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp.

Câu hỏi 18: Chủ thể nào sau đây có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể?

  • ✅ Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp.
  • Bất kỳ chủ thể nào có nhu cầu.
  • Cá nhân sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ.

Câu hỏi 19: Chủ thể nào sau đây được bồi thường thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

  • ✅ Tác giả sáng chế.
  • Chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Chủ sở hữu sáng chế.
  • Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp.

Câu hỏi 20: Chủ thể nào sau đây không được được cấp phép hành nghề dịch vụ đại diện SHCN?

  • Viên chức đang làm việc tại Cục Sở hữu trí tuệ
  • Công chứng viên
  • Chuyên gia tư vấn luật
  • Luật sư

Câu hỏi 21: Chủ thể nào sau đây không thể kinh doanh dịch vụ đại diện SHCN với danh nghĩa tổ chức dịch vụ đại diện SHCN tại Việt Nam:

  • Văn phòng luật sư Việt Nam
  • Công ty luật Việt Nam
  • Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ của Việt Nam
  • Tổ chức luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam

Câu hỏi 22: Cơ quan có thẩm quyền cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là:

  • Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Cục Bản quyền tác giả.
  • Cục Trồng trọt.
  • Cục đăng ký giao dịch bảo đảm.

Câu hỏi 23: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là:

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Cục Bản quyền tác giả.
  • Bộ Thông tin truyền thông.

Câu hỏi 24: Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính để xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

  • Thanh tra Văn hóa, thể thao và du lịch.
  • Hải quan.
  • Thanh tra Khoa học Công nghệ.
  • Quản lý thị trường.

Câu hỏi 25: Cơ quan nào sau đây không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp?

  • Công an kinh tế.
  • Thanh tra Khoa học và Công nghệ.
  • Hải quan.
  • Quản lý thị trường.

Câu hỏi 26: Công ty M ký hợp đồng thuê nhạc sĩ X sáng tác ca khúc trong dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Công ty. Công ty M là:

  • Đồng tác giả của tác phẩm âm nhạc.
  • Tác giả của tác phẩm âm nhạc.
  • Chủ sở hữu quyền liên quan đối với tác phẩm âm nhạc.
  • Chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm âm nhạc.

Câu hỏi 27: Công ty X ký hợp đồng thuê ca sĩ Y biểu diễn ca khúc của nhạc sĩ A và trả 8 triệu đồng tiền thù lao biểu diễn cho ca sĩ Y. Công ty X được quyền:

  • ✅ Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.
  • Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào.
  • Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.
  • Giới thiệu tên khi biểu diễn.

Câu hỏi 28: Công ty X là chủ sở hữu nhãn hiệu Honda cho sản phẩm xe máy. Công ty X chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu này trên lãnh thổ Việt Nam cho Công ty Y. Công ty Y chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu này cho Công ty Z. Hợp đồng giữa Công ty Y và Công ty Z là:

  • ✅ Hợp đồng thứ cấp.
  • Hợp đồng độc quyền.
  • Hợp đồng cơ bản.
  • Hợp đồng không độc quyền.

Câu hỏi 29: Cuộc biểu diễn nào sau đây không được bảo hộ quyền liên quan theo pháp luật Việt Nam?

  • Cuộc biểu diễn do ca sĩ Mỹ Tâm có quốc tịch Việt Nam biểu diễn tại Việt Nam.
  • Cuộc biểu diễn do ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có quốc tịch Việt Nam biểu diễn tại Nhật Bản.
  • Cuộc biểu diễn do các ca sĩ có quốc tịch Hàn Quốc biểu diễn tại quốc gia nước ngoài không có Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền liên quan với Việt Nam.
  • Cuộc biểu diễn do các ca sĩ có quốc tịch Hàn Quốc biểu diễn tại Việt Nam.

Câu hỏi 30: Đạo diễn A chuyển thể truyện ngắn “Mắt biếc” thành tác phẩm điện ảnh. Tác phẩm điện ảnh “Mắt biếc” là:

  • Tác phẩm phái sinh.
  • Tác phẩm gốc.
  • Tác phẩm tái sinh.
  • Tác phẩm phát sinh.

Câu hỏi 31: Dấu hiệu “Cam Cao Phong” cho sản phẩm cam xuất xứ từ Cao Phong, Hòa Bình có thể được bảo hộ là nhãn hiệu nếu:

  • ✅ Đăng ký là nhãn hiệu tập thể; Đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận; Chứng minh đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là nhãn hiệu
  • Đăng ký là nhãn hiệu tập thể.
  • Chứng minh đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa là nhãn hiệu.
  • Đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận.

Câu hỏi 32: Dấu hiệu “Chả mực Hạ Long” cho sản phẩm chả mực có xuất xứ từ Hạ Long, Quảng Ninh có thể được bảo hộ là:

  • Chỉ dẫn địa lý, tên thương mại.
  • Nhãn hiệu chứng nhận, bí mật kinh doanh.
  • Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận.
  • Nhãn hiệu tập thể, tên thương mại.

Câu hỏi 33: Dấu hiệu hình ba chiều của chai nước súc miệng có thể được bảo hộ là:

  • Kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu.
  • Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
  • Sáng chế, tên thương mại.
  • Sáng chế, nhãn hiệu.

Câu hỏi 34: Dấu hiệu nào sau đây được bảo hộ là tên thương mại?

  • Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
  • Hội Nông dân Việt Nam.
  • Bộ Công thương.
  • Công ty cổ phần thương mại xuất nhập nhẩu Hưng Phát.

Câu hỏi 35: Dấu hiệu nào sau đây không được bảo hộ là nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam?

  • HOCHIMINH cho sản phẩm áo phông.
  • Hình ba chiều của chai nước súc miệng cho sản phẩm nước súc miệng.
  • Logo “Viettel – Hãy nói theo cách của bạn và hình” cho dịch vụ viễn thông.
  • Bao gói sản phẩm kẹo Big Babol cho sản phẩm kẹo.

Câu hỏi 36: Để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện SHCN, cá nhân cần đáp ứng điều kiện nào sau đây:

  • Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ công chứng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức
  • Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ luật sư do cơ quan có thẩm quyền tổ chức
  • Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ thi hành án do cơ quan có thẩm quyền tổ chức
  • Đã đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện SHCN do cơ quan có thẩm quyền tổ chức

Câu hỏi 37: Để được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện SHCN, cá nhân cần đáp ứng điều kiện nào sau đây:

  • Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về SHCN liên tục từ một năm trở lên
  • Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về SHCN liên tục từ ba năm trở lên
  • Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về SHCN liên tục từ năm năm trở lên
  • Đã trực tiếp làm công tác pháp luật về SHCN liên tục từ hai năm trở lên

Câu hỏi 38: Để được cấp phép hành nghề dịch vụ đại diện SHCN, cá nhân cần:

  • Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện SHCN và hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện SHCN.
  • Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện SHCN và hoạt động cho một tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
  • Có Chứng chỉ hành nghề công chứng và hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện SHCN.
  • Có Chứng chỉ hành nghề luật sư và hoạt động cho một tổ chức dịch vụ đại diện SHCN.

Câu hỏi 39: Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp không bao gồm:

  • Đại diện cho chủ thể quyền tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo ủy quyền
  • Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
  • Tư vấn về vấn đề liên quan đến thủ tục xác lập và thực thi quyền sở hữu công nghiệp.
  • Đại diện cho tổ chức, cá nhân trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo đảm thực thi quyền sở hữu công nghiệp.

Câu hỏi 40: Điều nào sau đây nên tránh khi tư vấn sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại:

  • Tư vấn đồng thời cho nguyên đơn và bị đơn trong cùng một vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn cho bên nguyên đơn trong vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn cho nguyên đơn hoặc bị đơn trong vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ
  • Tư vấn cho bên bị đơn trong vụ tranh chấp về sở hữu trí tuệ

Câu hỏi 41: Đối tượng nào sau đây có thể được bảo hộ là sáng chế?

  • ✅ Công thức sản xuất thuốc điều hòa huyết áp.
  • Chương trình máy tính.
  • Giống thực vật, giống động vật.
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người.

Câu hỏi 42: Đối tượng nào sau đây được bảo hộ quyền tác giả?

  • Chương trình máy tính diệt virus.
  • Quy trình huấn luyện chó biểu diễn.
  • Bộ luật Dân sự Việt Nam.
  • Hệ thống xử lý rác thải tại chung cư.

Câu hỏi 43: Đối tượng nào sau đây không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp?

  • Kiểu dáng bên ngoài của máy bán hàng tự động.
  • Kiểu dáng thiết kế của xe ô tô.
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp.
  • Thiết kế bao gói sản phẩm.

Câu hỏi 44: Đối tượng nào sau đây không được bảo hộ là nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam?

  • ✅ Màu sắc trơn không kèm theo từ ngữ, hình ảnh.
  • Dấu hiệu hình ba chiều.
  • Dấu hiệu nhìn thấy được.
  • Dấu hiệu hình ảnh.

Câu hỏi 45: Đối tượng nào sau đây không được bảo hộ quyền tác giả:

  • Sưu tập dữ liệu.
  • Tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian.
  • Văn bản quy phạm pháp luật.
  • Tác phẩm phái sinh.

Câu hỏi 46: Đối tượng nào sau đây không được bảo hộ quyền tác giả?

  • ✅ Bản dịch chính thức sang tiếng Anh của Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Bản dịch sang tiếng Anh bài phân tích những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2019 của tác giả B.
  • Bản dịch sang tiếng Anh Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam của Văn phòng luật sư A.
  • Bản dịch sang tiếng Anh Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ của Trường Đại học C.

Câu hỏi 47: Đối tượng nào sau đây không thẩm định về mặt nội dung trong quá trình đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ?

  • Nhãn hiệu.
  • Kiểu dáng công nghiệp.
  • Sáng chế.
  • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.

Câu hỏi 48: Đối tượng nào sau đây phải có yêu cầu thẩm định về nội dung thì Cục Sở hữu trí tuệ mới thẩm định nội dung sau khi đơn được công nhận là hợp lệ?

  • ✅ Sáng chế.
  • Nhãn hiệu.
  • Chỉ dẫn địa lý.
  • Kiểu dáng công nghiệp.

Câu hỏi 49: Đối tượng nào sau đây phải đăng ký để xác lập quyền sở hữu công nghiệp?

  • Sáng chế
  • Bí mật kinh doanh
  • Nhãn hiệu nổi tiếng
  • Tên thương mại

Câu hỏi 50: Đối tượng nào sau đây xác lập quyền sở hữu công nghiệp trên cơ sở thực tiễn sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký?

  • ✅ Nhãn hiệu nổi tiếng
  • Sáng chế
  • Chỉ dẫn địa lý
  • Kiểu dáng công nghiệp

Câu hỏi 51: Đối tượng sở hữu công nghiệp nào sau đây chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh?

  • ✅ Tên thương mại.
  • Sáng chế.
  • Chỉ dẫn địa lý.
  • Nhãn hiệu.

Câu hỏi 52: Đối tượng sở hữu công nghiệp nào sau đây không được chuyển nhượng quyền sở hữu?

  • Chỉ dẫn địa lý.
  • Sáng chế.
  • Nhãn hiệu.
  • Tên thương mại.

Câu hỏi 53: Đồng tác giả là:

  • ✅ Những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính cho người khác sáng tạo ra tác phẩm.
  • Người hỗ trợ, cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm.
  • Người đóng góp ý kiến cho người khác sáng tạo ra tác phẩm.

Câu hỏi 54: Giảng viên hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học sẽ trở thành:

  • ✅ Không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả của công trình nghiên cứu khoa học
  • Đồng tác giả của công trình nghiên cứu khoa học
  • Tác giả của công trình nghiên cứu khoa học
  • Chủ sở hữu quyền tác giả của công trình nghiên cứu khoa học

Câu hỏi 55: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực:

  • Từ ngày cấp, kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Không xác định thời hạn.
  • Từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
  • Vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Câu hỏi 56: Hai biện pháp nào sau đây không được áp dụng đồng thời đối với cùng một hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?

  • Biện pháp dân sự và biện pháp tự bảo vệ.
  • Biện pháp hành chính và biện pháp hình sự.
  • Biện pháp dân sự và biện pháp hình sự.
  • Biện pháp tự bảo vệ và biện pháp hành chính.

Câu hỏi 57: Hành vi đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ của người khác nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu là hành vi:

  • Xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.
  • Cạnh tranh không lành mạnh.
  • Xâm phạm quyền đối với thương hiệu.
  • Xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

Câu hỏi 58: Hành vi nào sau đây có thể bị khởi tố hình sự về tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” theo Bộ luật Hình sự Việt Nam?

  • Hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
  • Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.
  • Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại,
  • Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế.

Câu hỏi 59: Hành vi nào sau đây được coi là công bố tác phẩm:

  • Phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện.
  • Xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.
  • Trình diễn một tác phẩm âm nhạc.
  • Đọc trước công chúng một tác phẩm văn học.

Câu hỏi 60: Hành vi nào sau đây thực hiện mà không phải xin phép, không trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả:

  • Công bố, phân phối tác phẩm.
  • Sao chép số lượng lớn tác phẩm để bán.
  • Chuyển tác phẩm đã công bố sang chữ nổi cho người khiếm thị.
  • Biểu diễn tác phẩm trước công chúng.

Câu hỏi 61: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng nào sau đây chỉ có hiệu lực khi được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ?

  • ✅ Sáng chế.
  • Bí mật kinh doanh.
  • Nhãn hiệu nổi tiếng.
  • Tên thương mại.

Câu hỏi 62: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng nào sau đây không phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để có hiệu lực?

  • ✅ Tên thương mại.
  • Nhãn hiệu.
  • Sáng chế.
  • Kiểu dáng công nghiệp.

Câu hỏi 63: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng nào sau đây không phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để có hiệu lực?

  • Nhãn hiệu.
  • Bí mật kinh doanh.
  • Kiểu dáng công nghiệp.
  • Sáng chế.

Câu hỏi 64: Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có thể thỏa thuận điều khoản nào sau đây?

  • ✅ Kiểm soát chất lượng của hàng hóa, dịch vụ.
  • Buộc bên được chuyển quyền phải chuyển giao miễn phí cho bên chuyển quyền các cải tiến đối tượng sở hữu công nghiệp do bên được chuyển quyền tạo ra hoặc quyền đăng ký sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với các cải tiến đó.
  • Cấm bên được chuyển quyền khiếu kiện về hiệu lực của quyền sở hữu công nghiệp hoặc quyền chuyển giao của bên chuyển quyền.
  • Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp.

Câu hỏi 65: Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không được có điều khoản nào sau đây?

  • ✅ Buộc bên được chuyển quyền phải mua toàn bộ hoặc một tỷ lệ nhất định các nguyên liệu, linh kiện hoặc thiết bị của bên chuyển quyền hoặc của bên thứ ba do bên chuyển quyền chỉ định mà không nhằm mục đích bảo đảm chất lượng hàng hoá, dịch vụ do bên được chuyển quyền sản xuất hoặc cung cấp.
  • Giá chuyển giao.
  • Kiểm soát chất lượng của hàng hóa, dịch vụ.
  • Xác định phạm vi lãnh thổ chuyển giao.

Câu hỏi 66: Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu thứ cấp là:

  • Hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đó theo một hợp đồng khác.
  • Hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là chủ thể đứng tên trên văn bằng bảo hộ.
  • Hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là chủ sở hữu nhãn hiệu.
  • Hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là chủ thể nhận chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu theo một hợp đồng khác.

Câu hỏi 67: Khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, bồi thường thiệt hại về tinh thần áp dụng cho chủ thể nào sau đây:

  • ✅ Tác giả tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
  • Chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Chủ sở hữu cuộc biểu diễn.
  • Chủ sở hữu bản ghi âm, ghi hình.

Câu hỏi 68: Khi có kết quả tra cứu dấu hiệu khách hàng dự định đăng ký trùng với nhãn hiệu đang có hiệu lực hợp pháp, được bảo hộ trước cho cùng sản phẩm, chủ thể tư vấn nên:

  • Tư vấn cho khách hàng tiếp tục sử dụng dấu hiệu đó trong hoạt động kinh doanh
  • Tư vấn cho khách hàng chấm dứt mọi hoạt động kinh doanh
  • Tư vấn cho khách hàng nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
  • Tư vấn cho khách hàng đăng ký dấu hiệu khác có khả năng phân biệt

Câu hỏi 69: Khi nhận được thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc cần tư vấn từ khách hàng, luật sư cần:

  • Cung cấp thông tin đến tất cả các nhân viên trong văn phòng luật sư
  • Tiến hành các biện pháp bảo mật thông tin
  • Đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng
  • Cung cấp thông tin cho tất cả các bên có liên quan, bao gồm cả bên có quyền và lợi ích đối lập

Câu hỏi 70: Khu vực địa lý thuộc phạm vi bảo hộ của tên thương mại là:

  • Khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.
  • Khu vực địa lý bất kỳ.
  • Khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có trụ sở.
  • Khu vực địa lý nơi chủ thể đăng ký kinh doanh.

Câu hỏi 71: Luật Sở hữu trí tuệ đang có hiệu lực là:

  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 và năm 2019
  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009
  • Luật Sở hữu trí tuệ năm 2013

Câu hỏi 72: Luật sư A tư vấn cho Công ty X xử lý vi phạm đối với Cơ sở Y. Cơ sở Y yêu cầu luật sư A tư vấn đăng ký dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của Công ty X. Luật sư A nên:

  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử phạt nặng hơn đối với Cơ sở Y.
  • Từ chối tư vấn cho Cơ sở Y.
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký dấu hiệu đó làm nhãn hiệu cho Cơ sở Y.
  • Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của Công ty X.

Câu hỏi 73: Luật sư tư vấn về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại không được tư vấn cho khách hàng:

  • Phản đối đơn đăng ký của chủ thể có quyền lợi đối lập với khách hàng.
  • Yêu cầu xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của khách hàng.
  • Hủy bỏ văn bằng bảo hộ của chủ thể có quyền lợi đối lập với khách hàng.
  • Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ hợp pháp của chủ thể khác.

Câu hỏi 74: Ngày 01/01/2006, trong một chuyến đi thực tế lên Sa Pa, anh A đã chụp bức ảnh “Chợ tình Sa Pa”. Quyền tài sản đối với tác phẩm nhiếp ảnh được bảo hộ:

  • Năm mươi năm, kể từ tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
  • Bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.
  • Bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
  • Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời.

Câu hỏi 75: Ngày 1/1/2000, ca sĩ Mỹ Linh biểu diễn ca khúc “Tóc ngắn” tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Việt Xô và cuộc biểu diễn đã được định hình. Quyền của ca sĩ Mỹ Linh đối với cuộc biểu diễn đó sẽ kết thúc vào:

  • 24h ngày 31tháng 12 năm 2051.
  • 24h ngày 01 tháng 01 năm 2050.
  • 24h ngày 01 tháng 01 năm 2051.
  • 24h ngày 31 tháng 12 năm 2050.

Câu hỏi 76: Nghị định nào hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan đang có hiệu lực:

  • Nghị định số 85/2011/NĐ-CP
  • Nghị định số 131/2013/NĐ-CP
  • Nghị định số 22/2018/NĐ-CP
  • Nghị định số 100/2006/NĐ-CP

Câu hỏi 77: Người biểu diễn đồng thời là chủ sở hữu cuộc biểu diễn không được chuyển nhượng quyền nào sau đây?

  • ✅ Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn.
  • Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình.
  • Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình.
  • Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Câu hỏi 78: Nhãn hiệu Adidas được bảo hộ cho sản phẩm trang phục thể thao. Cơ sở X sản xuất quần áo trẻ em gắn dấu hiệu Adidass là:

  • Hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp.
  • Hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
  • Hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
  • Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Câu hỏi 79: Ông A tự sử dụng thời gian, tài chính, máy móc, thiết bị của mình để sáng tạo ra tác phẩm nhiếp ảnh thì ông A:

  • Chỉ được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4 Điều 19 Luật SHTT.
  • Chỉ được hưởng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật SHTT.
  • Được hưởng toàn bộ các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật SHTT.
  • Chỉ được hưởng các quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật SHTT.

Câu hỏi 80: Pháp luật Việt Nam hiện hành bảo hộ dấu hiệu nào sau đây làm nhãn hiệu?

  • ✅ Dấu hiệu nhìn thấy được.
  • Dấu hiệu mùi vị.
  • Dấu hiệu chuyển động.
  • Dấu hiệu âm thanh.

Câu hỏi 81: Quy trình sản xuất Vacxin phòng ngừa Covid-19 có thể được bảo hộ là:

  • ✅ Sáng chế, bí mật kinh doanh.
  • Sáng chế, chỉ dẫn địa lý.
  • Kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích.
  • Sáng chế, nhãn hiệu.

Câu hỏi 82: Quyền nào sau đây có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả?

  • Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
  • Quyền đứng tên thật, bút danh trên tác phẩm.
  • Quyền công bố tác phẩm.
  • Quyền đặt tên cho tác phẩm.

Câu hỏi 83: Quyền nào sau đây có thể là đối tượng của hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả?

  • ✅ Quyền công bố tác phẩm.
  • Quyền đứng tên thật, bút danh trên tác phẩm.
  • Quyền đặt tên cho tác phẩm.
  • Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Câu hỏi 84: Quyền nào sau đây không thể là đối tượng của hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả?

  • Quyền sao chép tác phẩm.
  • Quyền đặt tên cho tác phẩm.
  • Quyền làm tác phẩm phái sinh.
  • Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng.

Câu hỏi 85: Quyền nhân thân nào thuộc quyền tác giả được bảo hộ có thời hạn?

  • Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm.
  • Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
  • Quyền đặt tên cho tác phẩm.
  • Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Câu hỏi 86: Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở:

  • ✅ Có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
  • Hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
  • Quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Câu hỏi 87: Quyền sử dụng đối tượng nào sau đây không được chuyển giao?

  • Chỉ dẫn địa lý.
  • Nhãn hiệu.
  • Kiểu dáng công nghiệp.
  • Sáng chế.

Câu hỏi 88: Quyền sử dụng đối tượng nào sau đây không được chuyển giao?

  • ✅ Tên thương mại.
  • Nhãn hiệu.
  • Sáng chế.
  • Kiểu dáng công nghiệp.

Câu hỏi 89: Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể:

  • ✅ Không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  • Không được chuyển giao.
  • Không được chuyển nhượng quyền sở hữu.
  • Có thể chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

Câu hỏi 90: Quyền sử dụng sáng chế được chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải phù hợp với điều kiện nào sau đây?

  • ✅ Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền.
  • Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng độc quyền.
  • Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác trong mọi trường hợp.
  • Người được chuyển giao quyền sử dụng được chuyển giao quyền sử dụng thứ cấp cho người khác.

Câu hỏi 91: Quyền tác giả nào sau đây được bảo hộ vô thời hạn?

  • Quyền công bố tác phẩm.
  • Quyền làm tác phẩm phái sinh.
  • Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng.
  • Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

Câu hỏi 92: Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm:

  • Tác phẩm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
  • Tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.
  • Tác phẩm được nộp đơn đăng ký.
  • Tác giả có ý tưởng về việc tạo ra tác phẩm.

Câu hỏi 93: Sáng chế dưới dạng sản phẩm có thể tồn tại dưới dạng:

  • ✅ Vật thể, chất thể và vật liệu sinh học
  • Vật liệu sinh học.
  • Vật thể.
  • Chất thể.

Câu hỏi 94: Sao chép một bản tác phẩm đã công bố nào sau đây để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả?

  • Tác phẩm văn học.
  • Tác phẩm tạo hình.
  • Tác phẩm kiến trúc.
  • Chương trình máy tính.

Câu hỏi 95: Tác giả tác phẩm nào không có quyền tự do đặt tên cho tác phẩm mà mình sáng tạo ra?

  • ✅ Tác giả tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
  • Tác giả tác phẩm phóng tác.
  • Tác giả tác phẩm cải biên.
  • Tác giả tác phẩm chuyển thể.

Câu hỏi 96: Tác phẩm hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm thì:

  • ✅ Thuộc về công chúng.
  • Thuộc sở hữu của người mua tác phẩm.
  • Thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân đang quản lý.
  • Thuộc sở hữu Nhà nước.

Câu hỏi 97: Tác phẩm khuyết danh:

  • Luôn thuộc sở hữu của công chúng.
  • Luôn thuộc sở hữu Nhà nước.
  • Thuộc sở hữu của bất kỳ ai trong cộng đồng đó.
  • Thuộc sở hữu Nhà nước nếu không có tổ chức, cá nhân nào đứng ra quản lý.

Câu hỏi 98: Tác phẩm nào sau đây được bảo hộ không phụ thuộc vào việc định hình?

  • Nhạc cụ dân gian
  • Bài nói, bài phát biểu.
  • Tác phẩm sân khấu.
  • Dân ca quan họ Bắc Ninh.

Câu hỏi 99: Tác phẩm nào sau đây không thuộc sở hữu Nhà nước?

  • ✅ Tác phẩm kết thúc thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm.
  • Tác phẩm khuyết danh không có tổ chức, cá nhân nào quản lý.
  • Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế.
  • Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.

Câu hỏi 100: Thiết kế bao gói sản phẩm có thể được bảo hộ là:

  • ✅ Nhãn hiệu, Kiểu dáng công nghiệp, Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.
  • Kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh.
  • Nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý.
  • Sáng chế, tên thương mại.

Câu hỏi 101: Thời hạn bảo hộ quyền liên quan của người biểu diễn là:

  • 50 năm kể từ khi cuộc biểu diễn được công bố.
  • 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được thực hiện.
  • 50 năm kể từ khi cuộc biểu diễn được định hình.
  • 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

Câu hỏi 102: Thời hạn bảo hộ quyền liên quan của tổ chức phát sóng là:

  • ✅ 50 năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.
  • 50 năm kể từ khi chương trình phát sóng được thực hiện.
  • 50 năm kể từ khi chương trình phát sóng được công bố.
  • Vô thời hạn.

Câu hỏi 103: Tòa soạn báo Đời sống và pháp luật ký hợp đồng với anh A làm nhân viên của Tòa soạn với nhiệm vụ viết bài cho tờ báo. Tòa soạn trả lương và cung cấp cơ sở vật chất cho anh A viết bài. Tòa soạn là:

  • Tác giả của tác phẩm báo chí.
  • Đồng tác giả của tác phẩm báo chí.
  • Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm báo chí.
  • Chủ sở hữu của các tờ báo in.

Câu hỏi 104: Trong hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam,

  • ✅ Bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng sáng chế nếu được phép của bên được chuyển quyền.
  • Bên chuyển quyền được ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng sáng chế nếu được phép của bên được chuyển quyền.
  • Bên chuyển quyền được ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế với bất kỳ bên thứ ba nào và được sử dụng sáng chế trong mọi trường hợp.
  • Bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế với bất kỳ bên thứ ba nào và không được sử dụng sáng chế trong mọi trường hợp.

Câu hỏi 105: Trong tư vấn bằng lời nói, sau khi nghe khách hàng trình bày nội dung vụ việc, chủ thể tư vấn cần:

  • Tóm tắt lại yêu cầu của khách hàng, các tình tiết liên quan theo cách hiểu của người tư vấn
  • Soạn thảo báo cáo điều tra
  • Soạn thảo văn bản tư vấn
  • Đưa ra định hướng giải quyết ngay cho khách hàng

Câu hỏi 106: Trường hợp nào sau đây sao chép tác phẩm đã công bố mà không xin phép, không trả tiền là hành vi xâm phạm quyền tác giả?

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích học tập của cá nhân.
  • Sao chép một bản tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy của cá nhân.
  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân.

Câu hỏi 107: Trường hợp nào sau đây sử dụng quyền liên quan phải xin phép, trả tiền cho chủ sở hữu quyền liên quan?

  • Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân.
  • Tự sao chép nhiều bản nhằm mục đích giảng dạy.
  • Tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng.
  • Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin.

Câu hỏi 108: Trường hợp nào sau đây thực hiện mà không xin phép, không trả tiền cho chủ sở hữu quyền tác giả là hành vi xâm phạm quyền tác giả?

  • ✅ Dịch tác phẩm đang trong thời hạn bảo hộ.
  • Dịch văn bản quy phạm pháp luật.
  • Chuyển tác phẩm đã công bố sang chữ nổi cho người khiếm thị.
  • Dịch tác phẩm đã kết thúc thời hạn bảo hộ quyền tài sản.

Câu hỏi 109: Tư vấn đăng ký xác lập quyền đối với sáng chế là tư vấn trong lĩnh vực:

  • Sở hữu trí tuệ
  • Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Doanh nghiệp
  • Thương mại

Câu hỏi 110: Tư vấn đăng ký xác lập quyền tác giả đối với tác phẩm là tư vấn trong lĩnh vực:

  • Thương mại
  • Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Sở hữu trí tuệ
  • Doanh nghiệp

Câu hỏi 111: Tư vấn sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại không bao gồm nội dung nào sau đây:

  • Đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế
  • Đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
  • Đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển quyền sử dụng kiểu dáng công nghiệp
  • Đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Câu hỏi 112: Tư vấn về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại không bao gồm nội dung nào sau đây?

  • Tư vấn cho khách hàng đăng ký kết hôn
  • Tư vấn xây dựng, phát triển và quản trị tài sản trí tuệ
  • Tư vấn cho khách hàng đàm phán, soạn thảo hợp đồng chuyển giao quyền SHTT
  • Tư vấn định giá tài sản trí tuệ

Câu hỏi 113: Tư vấn xác lập quyền sở hữu công nghiệp không bao gồm nội dung nào sau đây:

  • Tra cứu, đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng
  • Tư vấn và thực hiện thủ tục khiếu nại, phản đối đơn
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đối tượng tại Việt Nam
  • Tư vấn, hỗ trợ việc xử lý hành vi xâm phạm

Câu hỏi 114: Văn bản tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực thương mại của luật sư không nên:

  • Làm sáng tỏ vấn đề khách hàng yêu cầu tư vấn
  • Phức tạp, khó hiểu và thiếu chính xác
  • Logic, chính xác và kịp thời
  • Mạch lạc, đơn nghĩa, dễ hiểu

Câu hỏi 115: Việc chuyển nhượng quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức bằng:

  • Lời nói.
  • Cả 3 đáp án đều đúng.
  • Hành vi.
  • Văn bản.

Câu hỏi 116: Việc chuyển quyền sử dụng sáng chế phải được thực hiện dưới hình thức bằng:

  • Cả 3 đáp án đều đúng.
  • Lời nói.
  • Văn bản.
  • Hành vi.

Câu hỏi 117: Việc sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao không áp dụng đối với:

  • Tác phẩm âm nhạc.
  • Tác phẩm nhiếp ảnh.
  • Tác phẩm điện ảnh.
  • Tác phẩm văn học.