Bài luyện tập 4 – Mô hình hệ thống E-learning

3.7/5 - (3 votes)

Bài luyện tập 4 – Mô hình hệ thống E-learning – Nhập môn Internet và E-learning

Hướng dẫn tìm nhanh trên trình duyệt: Ấn Ctrl+F sau đó nhập câu hỏi và nhấn Enter.

Nếu câu hỏi của bạn không có trong danh sách, bạn có thể tìm trong bài viết Tổng hợp câu hỏi và đáp án Nhập môn Internet và E-Learning

Câu Hỏi 1: Đâu là định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới e-learning trong doanh nghiệp?

  • A. “E-learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục”.
  • B. “Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân”.
  • C. “E-learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông”.
  • D. “Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính”.

Đáp án đúng là: B

Vì: Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-learning, dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa e-learning đặc trưng nhất: E-learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton). Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính (CBT) (Sun Microsystems, Inc). “Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân”. (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới e-learning trong doanh nghiệp).

Câu Hỏi 2: Khi sử dụng Website của chương trình elearning, sinh viên KHÔNG thể làm gì?

  • A. Thay đổi mật khẩu.
  • B. Thay đổi tên đăng nhập.
  • C. Thay đổi thông tin cá nhân.
  • D. Tìm kiếm lớp học.

Đáp án đúng là: B

Vì: tên đăng nhập là để định danh duy nhất sinh viên, phân biệt sinh viên với những học viên khác.

Câu Hỏi 3: Trong số các đặc điểm sau, đâu không phải là đặc điểm của hệ thống E-Learning?

  • A. Học mọi lúc, mọi nơi.
  • B. Học liệu hấp dẫn.
  • C. Không linh hoạt về khối lượng kiến thức cần tiếp thu.
  • D. Tiến trình học được theo dõi chặt chẽ và cung cấp công cụ tự đánh giá.

Đáp án đúng là: C

Vì: Các đặc điểm của hệ thống E-learning: Học mọi lúc, mọi nơi; Học liệu hấp dẫn; Linh hoạt về khối lượng kiến thức cần tiếp thu; Nội dung thay đổi phù hợp cho từng cá nhân; Cập nhật mới nhanh; Học có sự hợp tác, phối hợp; Tiến trình học được theo dõi chặt chẽ và cung cấp công cụ tự đánh giá; Các dịch vụ đào tạo được triển khai đồng bộ.

Câu Hỏi 4: LCMS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh nào?

  • A. Lecture Control Model Sharable.
  • B. Learning Content Model Site.
  • C. Learning Content Managerment System.
  • D. Lecture Content Management Site.

Đáp án đúng là: C

Vì: Hệ thống quản lý nội dung LCMS–Learning Content Managerment System.

Câu Hỏi 5: Đâu không phải là một trong các yêu cầu giao diện người dùng của một hệ thống LMS điển hình?

  • A. Hỗ trợ giao diện người dùng trên cơ sở trình duyệt Web.
  • B. Hỗ trợ chức năng trợ giúp và hướng dẫn trực tuyến.
  • C. Không cho phép thiết lập nhiều giao diện riêng biệt cho các nhóm người dùng khác nhau.
  • D. Có khả năng tùy chỉnh và thân thiện người dùng.

Đáp án đúng là: C

Vì: Yêu cầu về chức năng của một hệ thống LMS điển hình có thể được liệt kê tóm tắt như sau: Yêu cầu giao diện người dùng Hỗ trợ giao diện người dùng trên cơ sở trình duyệt Web, có khả năng tùy chỉnh và thân thiện người dùng. Cho phép thiết lập nhiều giao diện riêng biệt cho các nhóm người dùng khác nhau. Hỗ trợ chức năng trợ giúp và hướng dẫn trực tuyến.

Câu Hỏi 6: Khi nói về kiến trúc Web để phát triển hệ thống E-learning, có 2 phát biểu như sau: PB1: Mô hình kiến trúc Web không cho phép tăng cường sự tương hợp và mở rộng trên cơ sở hạ tầng mạng và các ứng dụng khác nhau sẵn có trên thị trường e-learning. PB2: Mô hình kiến trúc Web cho phép phát triển và sử dụng Intranet cũng như các dịch vụ Internet công cộng. Điều đó cho phép việc lựa chọn các công nghệ mạng là hoàn toàn trong suốt đối với các đơn vị phát triển nội dung và các nhà cung cấp dịch vụ. Hỏi khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. PB1 đúng, PB2 đúng.
  • B. PB1 sai, PB2 đúng.
  • C. PB1 sai, PB2 sai.
  • D. PB1 đúng, PB2 sai.

Đáp án đúng là: B

Vì: Trên cơ sở các đặc tính của dịch vụ Web, người ta thấy rằng các dịch vụ Web có khả năng tốt để thực hiện tính năng liên kết, tương hợp của các hệ thống e-learning bởi các lý do sau: Mô hình kiến trúc Web là nền tảng và độc lập về ngôn ngữ với e-learning. Nó cho phép tăng cường sự tương hợp và mở rộng trên cơ sở hạ tầng mạng và các ứng dụng khác nhau sẵn có trên thị trường e-learning. Mô hình kiến trúc Web cho phép phát triển và sử dụng Intranet cũng như các dịch vụ Internet công cộng. Điều đó cho phép việc lựa chọn các công nghệ mạng là hoàn toàn trong suốt đối với các đơn vị phát triển nội dung và các nhà cung cấp dịch vụ.

Câu Hỏi 7: Theo Sloan Consortium lớp học nào dưới đây là lớp học truyền thống?

  • A. Tất cả nội dung trên Internet; không có gặp trực tiếp.
  • B. Kết hợp giữa công nghệ Internet và truyền thống. Sinh viên và thầy có những gặp gỡ, trao đổi trên Internet và có cả những buổi gặp trực tiếp.
  • C. Không có nội dung được truyền tải bằng công nghệ Internet.
  • D. Sử dụng Internet để đăng tải các học liệu như đề cương; bài tập; bài giảng. Sinh viên và thầy gặp gỡ trực tiếp(mặt giáp mặt).

Đáp án đúng là: C

Vì: Năm 2012, Hội đồng nghiên cứu E-Learning Hoa Kỳ (Sloan Consortium) đã đưa ra một phân loại các lớp học như sau: Lớp học truyền thống: Không có nội dung được truyền tải bằng công nghệ Internet. Tất cả là trực tiếp. Sử dụng công nghệ Internet: Sử dụng công nghệ Internet để đăng tải các học liệu như đề cương; bài tập; bài giảng. Sinh viên và thầy gặp gỡ trực tiếp (mặt giáp mặt). Lớp học kết hợp (Blended/Hybrid): Kết hợp giữa công nghệ Internet và truyền thống. Sinh viên và thầy có những gặp gỡ, trao đổi trên Internet và có cả những buổi gặp trực tiếp. Lớp học trực tuyến (Online): Tất cả nội dung trên Internet; không có gặp mặt trực tiếp.

Câu Hỏi 8: Mô hình SCORM do tổ chức nào đưa ra?

  • A. Viện nghiên cứu công nghệ giáo dục từ xa (ADL).
  • B. Viện Nghiên cứu Standford.
  • C. Quỹ khoa học quốc gia Mỹ (NSF).
  • D. Trường đại học tổng hợp Utah.

Đáp án đúng là: A

Vì: Mô hình chức năng cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên môi trường e-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. Viện nghiên cứu công nghệ giáo dục từ xa (ADL) đưa ra mô hình tham chiếu đối tượng nội dung chia sẻ (SCORM – Sharable Content Object Reference Model) và đã định nghĩa một cách khái quát về một môi trường ứng dụng E-Learning: là một kiểu “hệ thống quản lý học tập (LMS)”, trong đó LMS là một hệ thống dịch vụ quản lý quá trình phân phối và theo dõi nội dung học tập của người học.

Câu Hỏi 9: Để đánh giá kiến thức của sinh viên, các lớp học E-Learning chủ yếu dựa vào loại bài tập nào dưới đây?

  • A. Bài tập trắc nghiệm trực tuyến.
  • B. Bài tập nhóm.
  • C. Bài tập tự luận làm tại nhà.
  • D. Bài tập thực hành kỹ năng làm tại nhà.

Đáp án đúng là: A

Vì: đây là phương án cho phép chấm điểm tự động và được phép làm lại nhiều lần

Câu Hỏi 10: Quy trình sinh viên học tập trên hệ thống e-learning KHÔNG bao gồm bước nào?

  • A. Gặp gỡ giáo viên.
  • B. Học tập.
  • C. Đăng ký học tập.
  • D. Tìm hiểu thông tin lớp học.

Đáp án đúng là: A

Vì: Quy trình sinh viên học tập trên hệ thống e-learning gồm 3 bước như sau: Đăng ký học tập; Tìm hiểu thông tin lớp học; Học tập.

Câu Hỏi 11: Khi nói về quá trình phát triển E-learning, có 2 phát biểu như sau: PB1: Trước năm 1983: phương pháp giáo dục “Lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. PB2: Giai đoạn 1984-1993: Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Hỏi khẳng định nào sau đây là đúng?

  • A. PB1 sai, PB2 sai.
  • B. PB1 đúng, PB2 đúng.
  • C. PB1 đúng, PB2 sai.
  • D. PB1 sai, PB2 đúng.

Đáp án đúng là: C

Vì: Trước năm 1983: Thời kỳ này, máy tính chưa được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học. Sinh viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh giảng viên và các bạn học. Giai đoạn 1994-1999: Khi công nghệ Web được phát minh ra, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này.

Câu Hỏi 12: Đâu KHÔNG phải là hệ thống hỗ trợ học tập trong môi trường elearning?

  • A. Hệ thống thư điện tử của NEU-ELEARNING.
  • B. Hệ thống diễn đàn.
  • C. Hệ thống gửi tin nhắn đến giảng viên.
  • D. Hệ thống phần mềm quản lý truy cập mạng Internet.

Đáp án đúng là: D

Vì: đây không phải là chức năng mang tính đặc thù, nó có ở nhiều hề thống khác.

Câu Hỏi 13: SCORM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh nào?

  • A. Site Content Object Reference Management.
  • B. System Content Object Reference Management.
  • C. Sharable Content Object Reference Model.
  • D.School Communication Online Reference Model.

Đáp án đúng là: C

Vì: Mô hình chức năng cung cấp một cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên môi trường e-learning và những đối tượng thông tin giữa chúng. Viện nghiên cứu công nghệ giáo dục từ xa đưa ra mô hình tham chiếu đối tượng nội dung chia sẻ (SCORM – Sharable Content Object Reference Model) và đã định nghĩa một cách khái quát về một môi trường ứng dụng E-Learning: là một kiểu “hệ thống quản lý học tập (LMS)”, trong đó LMS là một hệ thống dịch vụ quản lý quá trình phân phối và theo dõi nội dung học tập của người học.

Câu Hỏi 14: Hệ thống TNU-Elearing sẽ gửi thông tin tài khoản đăng nhập cho học viên theo hình thức nào?

  • A. Tin nhắn SMS
  • B. Thư giấy qua đường bưu điện
  • C. Thư điện tử vào hộp mail.
  • D. Cuộc gọi qua điện thoại

Đáp án đúng là: C

Câu Hỏi 15: Đâu không phải là một trong các yêu cầu kỹ thuật của một hệ thống LMS điển hình?

  • A. Có khả năng tích hợp ứng dụng thư điện tử.
  • B. Tương thích với các trình duyệt chuẩn.
  • C. Sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm.
  • D. Được thiết kế theo module để có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai.

Đáp án đúng là: C

Vì: Một LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở phát triển nội dung có thể tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ một kho dữ liệu trung tâm. Yêu cầu về chức năng của một hệ thống LMS điển hình có thể được liệt kê tóm tắt như sau: (2) Yêu cầu kỹ thuật Tương thích với các trình duyệt chuẩn. Được thiết kế theo module để có thể dễ dàng nâng cấp trong tương lai. Có khả năng tích hợp ứng dụng thư điện tử và có khả năng trao đổi thư điện tử với mọi hệ thống thư điện tử chuẩn.